Type your search here:

Please Wait..

Monday, June 10, 2013

SỰ THẬT VỀ SẢN XUẤT DẦU DỪA TINH KHIẾT VÀ GIÁ BÁN DẦU DỪA TINH KHIẾT PHÙ HỢP

Views:
SỰ THẬT VỀ SẢN XUẤT DẦU DỪA TINH KHIẾT VÀ GIÁ BÁN DẦU DỪA TINH KHIẾT PHÙ HỢP

Trên 90% nơi bán dầu dừa trên thị trường đều cam kết là “tinh khiết, nguyên chất, không xử lý hóa chất” nhưng thực tế đều đã pha tạp nhiều. Vậy sự thật về dầu dừa tinh khiết là gì, làm sao mua được dầu dừa đảm bảo chất lượng?

Tất cả thương hiệu đều khẳng định dầu dừa của mình "100% nguyên chất, 100% tinh khiết, công nghệ ép nguội, hoàn toàn không phụ gia, không chất bảo quản" v.v và v.v và hướng dẫn cách phân biệt dầu dừa "tinh khiết" với "tinh luyện", hoặc phân biệt dầu dừa "thật" với dầu dừa "dỏm". Sau khi nghe xong các chị chỉ muốn mua dầu dừa của họ thôi! Một số còn đưa ra nhiều lời chứng thực của người sử dụng về tác dụng với sức khỏe hoặc làm đẹp từ sản phẩm của mình.

Tiêu chuẩn dầu dừa nguyên chất/tinh khiết (Organic)

Theo tiêu chuẩn, dầu dừa 100% nguyên chất (organic) phải được lấy trực tiếp từ quả dừa già nguyên trái (tức không phải từ cơm dừa khô mà người ta đã cho dầm mưa dãi nắng hoặc mốc meo có khi 3-4 tháng trời), không qua bất kì xử lý hóa chất nào. Cứ 2-3 trái dừa già cho 1kg cơm dừa. 1 kg cơm dừa lại cho khoảng 100-150 ml dầu dừa. Để có 1 lit dầu dừa xịn cần từ 13-15 trái dừa già tươi. Giá dừa già mua trực tiếp tại vườn trung bình là 110-130.000 đồng/chục (lúc cao điểm giá tới 180.000/chục, )
http://www.baomoi.com/Gia-dua-kho-DBSCL-lap-ky-luc-moi/45/6889858.epi

Như vậy mỗi lit dầu dừa nguyên chất thứ thiệt tính theo giá gốc ít nhất cũng đã là 350.000 đồng (chưa kể tiền công nạo, ép, củi lửa, chế biến v.v), và đến tay người tiêu dùng ít nhất phải là 800k-900k/lit mới bù được chi phí (trong sản xuất, giá trị gốc của mặt hàng thường chỉ từ 10-20% giá bán, vì còn rất nhiều chi phí khác nữa). Vậy mà các thương hiệu dầu dừa chỉ bán với giá rất “dễ thương” 110-120.000/lit (thấp hơn cả giá vốn).

Từ đó các chị đoán biết được chất lượng rồi phải không ạ. Chắc chắn họ phải pha 3-5 lần thì mới có giá đó (chưa nói đến pha với cái gì), hoặc là lấy nguyên liệu từ nguồn không đảm bảo nên giá rẻ như biếu. Loại “tinh khiết” mà như thế thì loại “tinh luyện” (giá 60-70k/lit) còn thế nào. Chị nào “lỡ” mua dầu dừa tinh luyện để làm đẹp hoặc uống để chữa bệnh thì không khéo “lợi bất cập hại”, thậm chí “tiền mất tật mang nữa”.
Thông thường, khi nhiệt độ dưới 23 độ C, dầu dừa sẽ đông đặc lại. Tuy nhiên chất lượng dầu không bị ảnh hưởng mà còn giữ được mùi thơm lâu hơn. Mỗi lần dùng, bạn chỉ cần dùng muỗng xúc một ít xoa lên tay, dầu sẽ tự tan ra. Nói chung, nên đựng dầu dừa trong lọ rộng miệng để có thể dùng thìa múc dầu dừa dễ dàng hơn.

Nếu muốn dầu dừa tan nhanh hơn, có một mẹo nhỏ mà bạn có thể áp dụng. Đó là chỉ cần hơ nóng thìa cà phê rồi chạm vào lớp dầu dừa, dầu dừa sẽ chảy lỏng 1 lượng vừa đủ dùng. Còn muốn cho lọ dầu dừa tan chảy để rót qua lọ khác thì bạn có thể ngâm lọ dầu dừa đã đậy nắp kín (nếu để nước rơi vào dầu dừa là dầu dừa sẽ bị chua nhé) vào trong bát nước nóng. Nói chung, dầu dừa dễ đông mà cũng dễ chảy

No comments:

Post a Comment

Random Posts

Social Share

Powered by Blogger.

Popular Posts

Labels

Find Us On Facebook

Popular Posts

Recent comments

Recent Comments