Type your search here:

Please Wait..

Newest Videos

Showing posts with label tin tuc. Show all posts
Showing posts with label tin tuc. Show all posts

Saturday, October 5, 2013

Sẽ mở rộng đối tượng mua nhà xã hội

[giaban][/giaban]
[motangan][/motangan]
[tomtat]

Bộ Xây dựng sắp ban hành nghị định mở rộng đối tượng được mua nhà xã hội, dù nguồn cung hiện mới đáp ứng một phần sáu nhu cầu.

    [/tomtat]
[chitiet]

Tại lễ giới thiệu dự án Nhà thu nhập thấp Đặng Xá, Thứ trưởng Nguyễn Trần Nam cho biết, qua khảo sát tại 22 bộ ngành và từ báo cáo của sở xây dựng Hà Nội, hiện có trên 80.000 người đăng ký mua nhà ở xã hội. Trên thực tế, số lượng người có nhu cầu có thể lên tới 100.000 căn. Trong khi đó tổng số nhà ở xã hội tại các dự án tại Hà Nội đã phê duyệt hiện nay mới có 13.000 căn hộ.

Thứ trưởng Nguyễn Trần Nam cho rằng nhu cầu nhà xã hội rất lớn nhưng mới phê duyệt được một phần nhỏ
Thứ trưởng cũng cho biết, tới đây, Bộ Xây dựng sẽ đưa ra Nghị định về quản lý và phát triển nhà ở xã hội, trong đó mở rộng và cụ thể thêm các đối tượng đủ điều kiện mua loại hình nhà ở này. Cụ thể, nghị định sẽ nêu rõ những người không phải nộp thuế thu nhập cá nhân (thu nhập từ 9 triệu đồng một tháng trở xuống) là những người thu nhập thấp - đủ điều kiện được mua nhà ở xã hội.
Bên cạnh đó, nếu như quy định trước đây là chỉ những gia đình có bình quân diện tích ở dưới 5m2 một người mới được mua nhà ở xã hội thì nay sẽ được nới lỏng hơn thành 8m2.
Ở góc độ doanh nghiệp, ông Nam cho biết, theo văn bản này, các đơn vị đầu tư xây dựng nhà ở xã hội tới đây sẽ được sử dụng 20% quỹ đất dự án để xây dựng nhà ở thương mại nhằm tăng nguồn thu. Hiện Quốc hội đã thông qua một số ưu đãi về thuế và tiền sử dụng đất đối với doanh nghiệp xây nhà thu nhập thấp. Do đó, Thứ trưởng cho rằng đây là những điều kiện khuyến khích doanh nghiệp.
Về giá nhà xã hội tại Hà Nội và TP HCM, ông Nam nhận định thực tế phải những người có thu nhập trung bình mới mua được, kèm theo sự hỗ trợ của gia đình. Tuy nhiên, Thứ trưởng cho rằng, không phải riêng ở Việt Nam, mà nhiều nước khác trên thế giới, tình trạng này cũng diễn ra.
"Các nước giải quyết được nhiều nhà ở hơn cho người dân vì họ có quỹ nhà cho thuê. Tới đây, chúng tôi cũng đẩy mạnh xây dựng cơ chế cho loại hình này", ông Nam cho hay.
Liên quan đến việc giải ngân gói 30.000 tỷ đồng, đại diện các ngân hàng cho biết, đến cuối tháng 9, 5 nhà băng được chỉ định đã ký cam kết cho vay với 590 khách hàng với số tiền 142,5 tỷ đồng.
Về dự án nhà thu nhập thấp Đặng Xá (Gia Lâm), đại diện chủ đầu tư là Tổng công ty Viglacera cho biết vừa ấn định chính thức giá bán là 8,68 triệu đồng (đã gồm VAT và phí bảo trì). Theo đó, diện tích căn nhỏ nhất khoảng 36m2 có giá tầm 310 triệu đồng. Chủ đầu tư cho biết bên cạnh việc bán cho người dân còn thực hiện phương án bán hàng bằng cách thu hút sự tham gia của đại diện 40 cơ quan bộ, ban, ngành.
Ngọc Tuyên



 [/chitiet]


Ai “tạm giữ” hàng trăm tỷ đồng phí bảo trì chung cư?

[giaban][/giaban]
[motangan][/motangan]
[tomtat]

Những tranh chấp liên quan phí bảo trì, phần sở hữu chung riêng tại hàng loạt dự án khu căn hộ đang diễn ra hết sức nhức nhối, ảnh hưởng quyền lợi chính đáng của hàng ngàn hộ dân.

    [/tomtat]
[chitiet]

Bà Nguyễn Nhung Hạnh - đại diện Ban quản trị khu căn hộ The Manor phản ánh những bất hợp lý trong quản lý quỹ bảo trì.
Bà Nguyễn Nhung Hạnh - đại diện Ban quản trị khu căn hộ The Manor phản ánh những bất hợp lý trong quản lý quỹ bảo trì.

Sáng qua, đại diện nhiều khu căn hộ cao cấp tại Hà Nội đã có cuộc gặp với các cơ quan báo chí kiến nghị về tình trạng hàng trăm tỷ đồng phí bảo trì đang bị chủ đầu tư “tạm giữ” trái phép, không chuyển giao cho Ban quản trị theo quy định...

Chị Trịnh Thúy Mai, đại diện Ban quản trị khu căn hộ Keangnam cho biết, mặc dù Ban quản trị dân cư đã được thành lập hơn 1 năm. Ban quản trị đã nhiều lần đề nghị chủ đầu tư là Cty TNHH một thành viên Keangnam Vina chuyển cho Ban quản trị toàn bộ số tiền phí bảo trì mà chủ đầu tư đã thu của người dân khi mua nhà nhằm kịp thời phục vụ cho việc bảo trì các hạng mục kỹ thuật cần thiết nhưng đến nay chủ đầu tư chưa thực hiện trách nhiệm này.
Chị Mai ước tính, tổng số diện tích sàn căn hộ và thương mại của toà nhà Keangnam khoảng 150.000 m2 và giá bán căn hộ là 2.800 USD/m2 thì phí bảo trì mà chủ đầu tư đã thu lên tới khoảng từ 190 đến 210 tỷ đồng. Đây là số tiền bảo trì hoạt động, trang thiết bị của toà nhà trong suốt quá trình sử dụng.
Tại khu căn hộ The Manor, Ban quản trị (đã thành lập nhiều năm) cũng chưa hề nhận được tiền bảo trì từ chủ đầu tư. Bà Nguyễn Nhung Hạnh, Tổ trưởng dân phố số 3 cho rằng, chủ đầu tư là Cty Bitexco đã phớt lờ các kiến nghị của cư dân. Một hệ thống hạ tầng kỹ thuật nhưng lại do cả cư dân và chủ đầu tư cùng quản lý dẫn đến nhiều vướng mắc này sinh.
Tại khu căn hộ Sky City 88 Láng Hạ, sau nhiều kiến nghị, chủ đầu tư là Cty TNHH Hanotex đã tạm chi một phần tiền phí bảo trì cho Ban quản trị. Tuy nhiên, theo anh Đặng Trọng Hiến, đại diện ban quản trị, ước tính chủ đầu tư đang “om” của cư dân số tiền bảo trì lên tới khoảng 15 tỷ đồng. “Chúng tôi cần sự minh bạch và đã đề nghị quyết toán, làm rõ số tiền bảo trì nhưng chủ đầu tư không chịu thực hiện”-anh Hiến nói.
nàyNhững tranh chấp liên quan phí bảo trì, phần sở hữu chung riêng tại hàng loạt dự án khu căn hộ đang diễn ra hết sức nhức nhối, ảnh hưởng quyền lợi chính đáng của hàng ngàn hộ dân. Trong khi đó cơ chế và quy định của pháp luật về vấn đề lại khá mờ nhạt, thiếu chế tài.
Chị Trịnh Thuý Mai cho rằng, quy định mới mang tính hướng dẫn thực hiện nhưng nếu chủ đầu tư không thực hiện thì việc xử lý bị bỏ lửng. “Quản lý nhà nước về vận hành các khu căn hộ đang bị buông lỏng. Để tránh tình trạng rủi ro thả gà ra đuổi khi nộp 2% phí bảo trì cho chủ đầu tư, nhà nước cần quy định rõ một cơ quan hay ngân hàng đứng ra thu khoản này rồi sau đó bàn giao lại cho Ban quản trị” - chị Mai đề xuất.
Theo Tuấn Minh
Tiền Phong



 [/chitiet]


Nhà đất TP.HCM le lói tín hiệu nhờ đường vành đai

[giaban][/giaban]
[motangan][/motangan]
[tomtat]

Việc Công ty Quản lý tài sản (VAMC) vừa mua 1.600 tỉ nợ xấu của Agribank là một tín hiệu cho thấy sự chuyển biến tích cực trong nền kinh tế vĩ mô Việt Nam.

    [/tomtat]
[chitiet]
Ông Marc Townsend - tổng giám đốc điều hành CBRE Việt Nam
Ông Marc Townsend - tổng giám đốc điều hành CBRE Việt Nam

Công bố báo cáo tình hình thị trường bất động sản quý 3-2013 tại TP.HCM sáng 3-10, ông Marc Townsend - tổng giám đốc điều hành CBRE Việt Nam, nhận định.

Ông Marc Townsend cũng chia sẻ sự cải thiện trong môi trường hành chính và pháp lý, hệ thống cơ sở hạ tầng của TP.HCM và ghi nhận những bước tiến đáng kể, yếu tố liên quan trực tiếp đến giá cả và sự phát triển của bất động sản.
Những thành tựu nổi bật trong tháng 9-2013 bao gồm đường vành đai Tân Sơn Nhất - Bình Lợi (thông xe ngày 27-9), cầu Sài Gòn 2 kết nối Q.2 và Q.Bình Thạnh (hoàn thành ngày 12-9 và sẽ được thông xe vào đầu tháng 11). Sự hoàn thành hai công trình này sẽ làm giảm ách tắt giao thông và góp phần thúc đẩy các dự án bất động sản tập trung quanh đó. 
Theo CBRE Việt Nam, trong quý 3 có khoảng 1.700 căn hộ được chào bán, tăng 45,8% so với quý trước và tăng 11,6% so với cùng kỳ năm trước. Phần lớn nguồn cung mới này thuộc phân khúc bình dân, chiếm đến 72,4% tổng số căn chào bán. Số lượng các căn hộ chào bán gia tăng cho thấy niềm tin của chủ đầu tư đã phần nào trở lại. Trong số đó có những chủ đầu tư tên tuổi như Capitaland, Phú Mỹ Hưng và Nam Long.
Nhận định về một số dự án giảm giá gây tranh cãi trong thời gian qua, ông Marc Townsend, nói mức giá mới trong phân khúc cao cấp đang tiến gần hơn tới sự mong đợi của người mua, khoảng 1.300 - 1.600 USD/m2 cộng với các ưu đãi khác như việc kéo dài thời hạn thanh toán và linh hoạt hơn trong điều khoản thanh toán. Chẳng hạn khoản thanh toán cuối cùng (50% - 70%) có thể được trả vào một hoặc hai năm sau khi bàn giao.
Về phân khúc thị trường tiềm năng, ông Marc Townsend, nói các dự án cao cấp ở quận 2 và quận 7 sẽ thu hút hơn do giá đã "mềm" hơn trước, cơ sở hạ tầng đã được cải thiện đáng kể với cầu Sài Gòn 2 đã hoàn thành và thời gian đến khu trung tâm cũng rút ngắn. Giao dịch bán đã tăng lên, các dự án đã bàn giao thu hút nhiều người đặc biệt là người Việt giàu có và những người nước ngoài làm việc tại TP.HCM đến đây sinh sống. 
Cũng theo ông Marc Townsend, hai quận này luôn dẫn đầu danh sách khách tìm mua căn hộ và nằm trong nhóm năm quận được tìm thuê nhiều nhất.
Cú hích từ chính sách

Các chính sách luật đang được xem xét và cải thiện cũng như những bước tiến trong cơ sở hạ tầng giúp thúc đẩy thị trường bất động sản nói riêng và tình hình kinh tế nói chung khi thị trường bất động sản đang đà phục hồi trong quý 3-2013.

Những thảo luận xoay quanh việc cải thiện môi trường đầu tư nước ngoài tại Việt Nam bao gồm: tăng mức sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài trong các công ty niêm yết từ 49% lên 60%; nới lỏng các điều kiện đối với người nước ngoài mua nhà tại Việt Nam; một loại visa chung cho khách du lịch đi ba nước Việt Nam, Thái Lan và Campuchia. 

Bình luận về vấn đền này, bà Dương Thùy Dung, phó giám đốc bộ phận Nghiên cứu và Tư vấn của CBRE Việt Nam, nói việc mở rộng cửa hơn cho phép người nước ngoài mua nhà ở Việt Nam không thể đơn giản xem như "một biện pháp chữa cháy". Theo dự thảo hiện tại, người nước ngoài mua nhà ở Việt Nam vẫn chưa được bình đẳng như công dân Việt Nam và do đó vẫn chưa thực sự tác động đến nhu cầu mua nhà. 

Bà Dung kiến nghị cần có giải pháp dài hạn hơn để tạo nhiều cơ hội đầu tư đúng đắn dành cho đối tượng nước ngoài mà vẫn đảm bảo các nhu cầu về kinh tế - xã hội của người dân trong nước - một giải pháp tiềm năng là cho người nước ngoài một sự bình đẳng thật sự như với người Việt Nam khi mua nhà trên một mức giá nhất định trong khi hạn chế quyền sở hữu của họ đối với những phân khúc bình dân hơn. 
Theo H. Như



 [/chitiet]


Hà Nội: Thu hồi hai dự án bất động sản do chậm triển khai

[giaban][/giaban]
[motangan][/motangan]
[tomtat]

UBND TP Hà Nội vừa ra quyết định thu hồi thêm hai dự án xây dựng nhà ở để bán của Cty Xây dựng phát triển nhà Ba Đình (nay là Công ty cổ phần Tập đoàn đầu tư Ba Đình) do chậm triển khai.

    [/tomtat]
[chitiet]

Hà Nội: Thu hồi hai dự án bất động sản do chậm triển khai

Cụ thể, Thành phố Hà Nội thu hồi diện tích 9.771m2 đất tại khu vực ao Út Tu, phường Vĩnh Phúc, quận Ba Đình thuộc dự án xây dựng nhà ở bán cho cán bộ nhân viên, được giao đất từ năm 1998. Sau 14 năm, chủ đầu tư mới giải phóng mặt bằng được 4.069m2 đất, san lấp mặt bằng, xây tường rào bảo vệ, hệ thống thoát nước, diện tích còn lại vẫn chưa triển khai tiếp; và 2.862m2 đất tại khu vực hồ Thương Binh, phường Kim Mã.


TP giao cả hai dự án này cho UBND quận Ba Đình quản lý, tổ chức giải phóng mặt bằng và lập dự án đầu tư xây dựng công trình công cộng theo quy hoạch được duyệt (ưu tiên sử dụng làm trường học, trường mầm non, nhà văn hóa), báo cáo TP trước tháng 3/2014.

Theo Anh Đào
VnMedia



 [/chitiet]


Tòa nhà trị giá 75 triệu USD của tỷ phú Abramovich

[giaban][/giaban]
[motangan][/motangan]
[tomtat]
 Ông chủ của CLB Chelsea vừa chi 75 triệu USD để mua lại 3 trong tổng số 5 căn hộ của một tòa nhà ở New York.
    [/tomtat]
[chitiet]

Theo The New York Post, Abramovich đã mua 3 trong số 5 căn hộ trong tòa nhà 828 đại lộ số 5, thuộc sở hữu của gia đình nhà đầu tư bất động sản quá cố người Anh Howard Ronson với giá 75 triệu USD. Nguyện vọng khi còn sống của ông Ronson là có thể mua 2 căn hộ còn lại để hợp nhất căn nhà. Tuy nhiên, ông qua đời năm 2007 và gia đình ông đã rao bán 3 căn hộ này với giá 72 triệu USD. Tòa nhà là sự pha trộn độc đáo giữa phong cách cổ điển và hiện đại, với thiết kế trần nhà cao và có 8 phòng ngủ. Đặc biệt, từ sân thượng có thể nhìn thấy toàn bộ công viên Central.

Tòa nhà nằm đối diện với công viên sở thú Central.
Tòa nhà được chia thành 5 căn hộ và Abramovich đã mua 3 căn hộ thuộc sở hữu của gia đình Howard Ronson.
Ông hi vọng có thể tiếp tục thương lượng mua phần còn lại của tòa nhà.
3 căn hộ nhà Ronson bao gồm một căn dạng penthouse, một căn dạng triplex, và một căn dạng duplex. Tổng diện tích sử dụng là gần 1.400 m2.
Tầng thượng nhìn ra công viên Central.
Nơi đây có tổng cộng 8 phòng ngủ...
và 10,5 phòng tắm.
Tòa nhà được xây xong vào năm 1896...
nhưng nó đã được đổi mới hoàn toàn.
Thiết kế của các căn hộ là sự hòa quyện độc đáo giữa cổ điển và hiện đại.
Một trong số những phòng khách trong căn nhà.
Theo Doanh Nhân Sài Gòn



 [/chitiet]


Friday, October 4, 2013

Công ty nước ngoài được mua văn phòng tại Việt Nam

[giaban][/giaban]
[motangan][/motangan]
[tomtat]

Đề xuất trên được Bộ Xây dựng đưa ra tại dự thảo Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi).

    [/tomtat]
[chitiet]
Công ty nước ngoài được mua văn phòng tại Việt Nam


Theo dự thảo, tổ chức, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được kinh doanh bất động sản và kinh doanh dịch vụ bất động sản trong phạm vi sau đây: Đầu tư tạo lập nhà, công trình xây dựng để bán, cho thuê, cho thuê mua; Thuê nhà, công trình xây dựng để cho thuê lại; Đầu tư cải tạo đất và đầu tư các công trình hạ tầng trên đất thuê để cho thuê đất đã có hạ tầng;

Đặc biệt, điểm đáng lưu ý trong dự thảo lần này là cho phép tổ chức, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài kinh doanh bất động sản, kinh doanh dịch vụ bất động sản; doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài; chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp nước ngoài; quỹ đầu tư nước ngoài; chi nhánh ngân hàng nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam được thuê, được mua và sở hữu diện tích văn phòng để làm việc, để cho thuê; được mua, thuê, thuê mua nhà ở theo quy định của pháp luật về nhà ở.

Thanh Ngà
Theo Trí Thức Trẻ



 [/chitiet]


Chủ đầu tư và UBND TP Vũng Tàu sai phạm trong dự án Metropolitan.

[giaban][/giaban]
[motangan][/motangan]
[tomtat]

Thanh tra tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đã chỉ rõ UBND TP Vũng Tàu có nhiều sai phạm trong việc quản lý lĩnh vực đất đai

    [/tomtat]
[chitiet]
Dự án Metropolitan hiện đang trong giai đoạn san lấp, kéo dây điện hạ thế.
Dự án Metropolitan hiện đang trong giai đoạn san lấp, kéo dây điện hạ thế.

.

Đặc biệt, trong dự án Khu trung tâm thương mại và khu nhà ở cao cấp Metropolitan (nằm trên quốc lộ 51B), thanh tra chỉ rõ là từ chủ đầu tư đến UBND TP Vũng Tàu có nhiều sai phạm và đề nghị công an tiếp tục làm rõ.
Sai từ chủ đầu tư
Dự án trên do Công ty Cổ phần Địa ốc An Khang (địa chỉ tại TP Vũng Tàu) làm chủ đầu tư với tổng diện tích sử dụng cho dự án khoảng 43 ha. Dự án trên gồm các hạng mục như nhà biệt thự, nhà liên kế, chung cư cao tầng, các khu dịch vụ…
Theo thanh tra, đến thời điểm 2012, công ty chỉ có hơn 1,5 ha thuộc quyền sử dụng hợp pháp, diện tích còn lại chưa hoàn thiện về mặt pháp lý, chỉ mới dừng lại ở mức thỏa thuận góp vốn, chưa thuộc quyền sử dụng của công ty này theo đúng trình tự quy định của pháp luật.
Chưa hết, vốn pháp định của công ty là 250 tỉ đồng nhưng đến năm 2011, các cổ đông chỉ góp gần 110 tỉ đồng. Công ty không có đủ vốn theo quy định pháp luật khi thực hiện dự án (hơn 1.500 tỉ đồng). Sau đó, công ty có ký hợp đồng nhận góp vốn với các khách hàng với tổng số tiền (đến cuối tháng 10-2012) là gần 160 tỉ đồng. Qua thanh tra, một số khoản thu từ ký hợp đồng huy động vốn của khách hàng nhưng công ty không báo cáo, có biểu hiện huy động vốn sai…
Đến sốt sắng bất thường của TP Vũng Tàu
Điều đáng nói là tháng 10-2012, Thanh tra Sở Xây dựng kiểm tra việc thực hiện dự án Metropolitan phát hiện hành vi huy động vốn không đúng quy định nhưng không có biện pháp xử lý, không báo cáo, kiến nghị cơ quan thẩm quyền có biện pháp xử lý ngăn chặn.
Về phía UBND TP Vũng Tàu, thanh tra cho rằng cơ quan này cũng sai khi ra thông báo thu hồi đất. Bởi lẽ trường hợp này, chủ đầu tư phải trực tiếp thỏa thuận, chuyển nhượng với những người dân có đất trong dự án. “Việc TP Vũng Tàu ra thông báo như trên làm ảnh hưởng đến quyền lợi của người có đất trong dự án, gây sức ép cho người dân, tạo dư luận không tốt… nghi ngờ về sự minh bạch của một số cơ quan nhà nước” - thanh tra nêu.
Ngoài ra, trong quá trình phê duyệt đồ án quy hoạch chi tiết một số chung cư của dự án, TP Vũng Tàu đã cho phép chủ đầu tư xây vượt 1,5 đến ba tầng so với quy định của tỉnh…
Từ những căn cứ trên, thanh tra kiến nghị UBND tỉnh chuyển hồ sơ vụ việc cho công an tiếp tục làm rõ các hành vi sai phạm của Công ty An Khang và các đơn vị, cá nhân có liên quan để xử lý theo quy định của pháp luật…
Công ty An Khang “phản hồi” về kết luận thanh tra

Ngày 3-10, đại diện Công ty An Khang cho rằng nhiều vấn đề trong kết luận thanh tra chưa chính xác, chưa nhìn hết toàn cục dự án. 

Về vốn, công ty cho rằng đến thời điểm hiện tại cổ đông đã góp đủ 250 tỉ đồng vốn pháp định và việc huy động vốn là không sai. Riêng phần vốn công ty huy động nhưng không báo cáo là do một số người góp vốn rồi rút tiền nên công ty không đưa vào. Riêng phần đất, công ty đã chuyển nhượng được 27 ha và đang chuyển mục đích sử dụng nên chưa làm thủ tục chuyển nhượng vào công ty, diện tích còn lại đang thỏa thuận sang nhượng.

Theo công ty, dự án kéo dài đến năm 2016 và chia làm nhiều giai đoạn nên công ty chưa thể góp đủ vốn cùng lúc (hơn 1.500 tỉ đồng) mà phải chia làm nhiều giai đoạn góp vốn.

“Trong buổi công bố dự thảo, chúng tôi đã nêu những vấn đề trên nhưng thanh tra không ghi nhận và chúng tôi đã giải trình với Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng (C48) - Bộ Công an vào sáng 3-10. Sắp tới, chúng tôi tiếp tục trình bày với UBND tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu. Công ty sẽ minh bạch mọi vấn đề để tiếp tục thực hiện dự án” - đại diện công ty nói.
Theo Văn Anh - Linh Tuyển
Pháp Luật TP



 [/chitiet]


Căn hộ bán giá nào thì mới có lãi?

[giaban][/giaban]
[motangan][/motangan]
[tomtat]

Đối với việc giảm giá gần đây của một số dự án nhà ở có thể thấy, ở phân khúc cao cấp, giá đã giảm 50% và có thể sẽ giảm nữa, trong khi với nhà cấp thấp thì mức giảm từ 10 -20%.

    [/tomtat]
[chitiet]
Căn hộ bán giá nào thì mới có lãi?


Nói thông tin giảm để gây "sốc" và chiêu thức truyền thông cũng không hẳn, bởi thời điểm này, chẳng ai mạo hiểm làm thế. Chẳng hạn, chuyện Phát Đạt giảm đất nền biệt thự The EverRich 3 tới 50% so với mức giá đã công bố là chuyện hợp lý vì cơ cấu giá trước đây quá cao.

Ngay như đất ở đường Phổ Quang (quận Tân Bình), cơ sở hạ tầng đầy đủ, gần sân bay nhưng giá cũng chỉ 100 triệu đồng/m2. Do đó, muốn bán được sản phẩm, nhà phát triển buộc phải cơ cấu lại mức giá.

Trước những động thái giảm giá, một giáo sư từng công tác trong cơ quan quản lý đất đai phát biểu là doanh nghiệp có thể bán căn hộ cao tầng với giá 10 triệu đồng/m2 vẫn lời thì xin thưa đó chỉ là phát biểu định tính chứ chưa định lượng.

Giá thành căn hộ phải dựa trên cơ cấu căn hộ, quy mô căn hộ, chi phí xây dựng, tiền sử dụng đất, tiền mua đất, chi phí hạ tầng, công viên, trường học, các tiện ích khác...

Sở dĩ người ta có thể phát biểu một cách... nhẹ nhàng vì bản thân họ chưa từng xây một dự án nào. Trong thời điểm khó khăn này, những phát biểu thiếu định lượng có thể gây hoang mang dư luận, tạo hiệu ứng tiêu cực cho thị trường.

Tôi lấy dẫn chứng đơn giản là khi doanh nghiệp xây công trình 100m2 thì không thể bán đúng diện tích này. Vì hiện nay 100m2 ở phải mất 20m2 để xe, rồi thang máy, sân thượng... Tính ra, xây 100m2 chỉ bán được 65m2 thôi. Còn về giá thành căn hộ, theo quy định của Bộ Xây dựng, chi phí 1m2 xây dựng chung cư hơn 7 triệu đồng. Dù cho DN tiết kiệm lắm cũng ở mức 5 triệu đồng/m2.

Thêm vào đó là tiền mua đất hiện không nhỏ. Điển hình như ở khu vực xung quanh dự án của chúng tôi ở quận 12 thì 5 - 6 triệu đồng chưa chắc đã mua được 1m2 đất. Người ta thường lầm tưởng rằng với 1m2 đất, doanh nghiệp sẽ xây được 15m2 sàn, nhưng điều này là sai lầm vì mật độ xây dựng của dự án chỉ khoảng 20%.

Vì thế, khi đánh giá yếu tố này cần phải xem xét hệ số sử dụng đất ở khu vực đó là bao nhiêu. Thông thường, ở các quận vùng ven, hệ số sử dụng đất là 3, tức 1m2 đất chỉ xây được 3m2 sàn; 3m2 này chỉ bán được 2m2 căn hộ.

Như vậy, tiền đất chia cho 2m2 này đã là 3 triệu đồng. Đó là chưa kể chi phí làm đường giao thông, công viên, trường học... cũng chiếm 1 triệu đồng/m2; rồi chi phí lãi vay, tiền sử dụng đất...

Như vậy, cơ cấu giá thành 1m2 căn hộ ở quận 12 không dưới 12 - 13 triệu đồng. Cho nên, một khi muốn đưa ra nhận xét doanh nghiệp bán giá nào là hợp lý, giảm giá như thế liệu có còn giữ được biên độ lợi nhuận nhất định hay không thì chí ít phải phân tích được các yếu tố cấu thành giá căn hộ, không nên phát biểu kiểu định lượng, rất dễ gây hiểu nhầm!

Ông Nguyễn Văn Đực
Phó giám đốc Công ty TNHH Địa ốc Đất Lành
Doanh Nhân Sài Gòn



 [/chitiet]


Tăng lực phá băng thị trường căn hộ cao cấp

[giaban][/giaban]
[motangan][/motangan]
[tomtat]

Yếu tố then chốt để người mua nhà chọn lựa căn hộ cao cấp để an cư không phải là các chương trình khuyến mãi mà là chất lượng của căn hộ, mức độ tiện nghi của cộng đồng họ sẽ sinh sống.

    [/tomtat]
[chitiet]
Tăng lực phá băng thị trường căn hộ cao cấp


Ra hàng trong thời khó
Đầu tháng 10, Tân Hoàng Minh chính thức khởi công và mở bán dự án khá đình đám D’.Le Pont D’or tại Hoàng Cầu. Việc mở bán thời điểm này dường như một nghịch lý khi thị trường căn hộ, nhất là phân khúc cao cấp có nhiều khó khăn.
Tuy nhiên, theo đại diện chủ đầu tư, thời điểm này đã được tính toán. Đơn giản, một sản phẩm BĐS, nhất là căn hộ cao cấp cần thời gian hàng năm để hoàn thiện. Vì thế, để có hàng giao cho khách trong tương lai thì mọi việc cần phải chuẩn bị từ bây giờ. Nhu cầu nhà ở cao cấp vẫn có nếu đánh trúng sẽ có cơ hội.
Theo các chuyên gia, việc chọn đúng thời điểm, tung ra đúng sản phẩm, định giá đúng với giá trị thật của dự án có hợp tác ngân hàng dành chương trình cho khách hàng vay ưu đãi sẽ hấp dẫn được khách hàng. Thị trường khó khăn thì cạnh tranh càng lớn và những dự án tốt, chính sách tốt và nhà đầu tư lầm thật sẽ giành thắng lợi.
căn hộ cao cấp, dự án, khu đô thị, chủ đầu tư, người mua nhà,

Trên thị trường, dù không thực sự rầm rộ nhưng đã có không ít dự án vẫn chào hàng. Mới đây ở Hà Nội, Chủ đầu tư Refico đã chào bán căn hộ cao cấp dự án Watermark; Tập đoàn Vân Thái chào bán Sky Garden và Bitexco thử phản ứng thị trường vớiThe Manor Central Parkhay hàng loạt dự án vẫn tiếp tục đẩy mạnh thị công để bàn giao hay bán hàng cho khách như: Mandarin Garden, StarCity Lê Văn Lương,Mulberry Lane...
Mỗi dự án đều chọn cho mình một thế mạnh và những cách thu hút khách hàng riêng. Nếu như Sky Garden có thế mạnh giá mềm và đón đầu vành đanh mới mở ở phía Nam Hà Nội thì dự án Watermark có vị trí ở gần Hồ Tây đưa ra gói ưu đãi lạ cam kết tiền thuê lên đến hơn 80 triệu đồng/tháng trong năm đầu tiên sau khi nhận bàn giao, dù căn hộ đó có cho thuê được hay không.
Chủ đầu tư dự án D’.Le Pont D’or tại Hoàng Cầu cũng chọn cách thích nghi với thi trường khi chào bán sản phẩm mức giá hấp dẫn với nhiều loại hình căn hộ cho khách hàng lựa chọn. Đặc biệt, Tân Hoàng Minh tự tin với sản phẩm mới nằm trong chuỗi dự án “Kiệt tác vượt thời gian” có vị trí đẹp ở quận trung tâm nội đô đi cùng với các dịch vụ khép kín, chất lượng cao.
Làm thật khơi dậy nhu cầu thật
Nói đến căn hộ cao cấp ở Hà Nội, sau thời kỳ đầu với The Manor, tiếp theo là sự bùng nổ của Keangnam; Indochina Plaza, các dự án của Vincom và Mandarin Garden đã và đang hoàn thiện thì Tân Hoàng Minh là một cái tên không thể bỏ qua khi cùng một lúc đang triển khai chuỗi bốn dự án cao cấp và siêu sang thường được gọi là “kiệt tác vượt thời gian”. Trong đó có những dự án đã thành tâm điểm của thị trường.
Tuy nhiên, khi thị trường đi vào giai đoạn khó khăn chung, thì chính các chủ đầu tư cao cấp sẽ là những người chịu nhiều sóng gió nhất. Cũng như nhiều nhà đầu tư khác, mỗi người đều có một cách ‘vượt bão’ của riêng mình. Tân Hoàng Minh chọn cho mình cách đẩy nhanh dự án đã khởi công và hoàn thiện các bước chuẩn bị để khởi công các dự án mới theo cam kết.
căn hộ cao cấp, dự án, khu đô thị, chủ đầu tư, người mua nhà,

Theo chủ đầu tư này, vào thời điểm thị trường trầm lắng, nhiều khách mua tiềm năng trì hoãn việc mua nhà. Bên cạnh đó, khách mua cũng trở nên hiểu biết hơn về giao dịch mua bán nhà; họ không những xem xét giá cả mà còn xem xét thời gian thanh toán, điều kiện bàn giao, vị trí dự án, tiến độ xây dựng so với kế hoạch và uy tín của chủ đầu tư.
Nhận thức điều này nên Tân Hoàng Minh tỏ ra tự tin khi tính toán khởi công dự án mới như một điểm nhấn của thị trường trong giai đoạn này. Theo thiết kế, D’.Le Pont D’or gồm 308 căn hộ với 18 loại hình được thiết kế phù hợp với nhu cầu sử dụng đa dạng của khách hàng. Dự án nằm trọn trong công viên, bên cạnh Hồ Hoàng Cầu với nhiều tiêu chí xanh thể hiện qua phương pháp thi công, vật liệu xây dựng cùng giải pháp về xử lý nước thải và sử dụng năng lượng mặt trời thân thiện với môi trường mà chưa khu chung cư nào sử dụng trước đây.
Cũng chọn cách làm nhiều hơn và nhanh hơn, các dự án Mandarin Garden, StarCity Lê Văn Lương hayMulberry Lane… đều chọn cách đẩy nhanh tiến độ thi công, đưa sản phẩm hoàn thiện ra thị trường theo đúng cam kết. Còn Bitexco cũng âm thâm chuẩn bị để có bước thăm dò đúng khi thị trường trầm lắng như một phép thử cho mình.
Theo nhận định của chuyên gia, mặc dù phân khúc căn hộ cao cấp được đánh giá ở thời điểm hiện tại là có nhiều khó khăn hơn cả. Tuy nhiên, xét về chiến lược dài hạn thì nhiều chủ đầu tư vẫn tự tin phát triển dự án của mình một cách bài bản, có tầm nhìn xa.
Thống kê CBRE cho thấy, nguồn cung căn hộ cao cấp tại Hà Nội hiện nay chỉ bằng 1/3 so với nguồn cung căn hộ trung cấp. Cụ thể số lượng căn hộ cao cấp hiện nay chỉ khoảng 22000 căn nhưng căn hộ trung cấp lên đến trên 66000 căn .
Sự thành công của các dự án căn hộ cao cấp cho thấy, dù ở thời điểm nào thì những doanh nghiệp biết nắm bắt thời cơ, có những phương thức làm phù hợp sẽ vẫn tồn tại được trên thị trường trong giai đoạn khó khăn.
Thực tế, khách hàng mua thời điểm này thực sự để ở chứ không phải để lướt sóng nên họ quan tâm đến chủ đầu tư, thiết kế căn hộ, vị trí, thanh toán linh hoạt. Điểm chung của các dự án này là ngoài ưu thế về vị trí, đảm bảo tiến độ, giá hợp lý thì chủ đầu tư đã chú trọng tới yếu tố xanh, tận dụng tối đa ánh sáng tự nhiên, gió trời cho căn hộ. Bên cạnh đó, chủ đầu tư còn đánh trúng thị hiếu khách hàng khi xây dựng những gói sản phẩm hợp lý, chia sẻ sức ép tài chính.
Ông Michael Piro, giám đốc kinh doanh và tiếp thị của Indochina Land cho rằng, thị trường đã phát triển về chiều sâu, người mua nhà khó tính hơn và khôn ngoan hơn với những quyết định của mình. Nếu trước kia người ta chỉ nhìn vào giá cả thì nay họ nhìn vào giá trị và cả tiềm năng sinh lời trong tương lai khi đầu tư vào một sản phẩm chất lượng.
Theo Duy Anh
VEF



 [/chitiet]


Nhà đất TP.HCM le lói tín hiệu nhờ đường vành đai

[giaban][/giaban]
[motangan][/motangan]
[tomtat]

Việc Công ty Quản lý tài sản (VAMC) vừa mua 1.600 tỉ nợ xấu của Agribank là một tín hiệu cho thấy sự chuyển biến tích cực trong nền kinh tế vĩ mô Việt Nam.

    [/tomtat]
[chitiet]

Ông Marc Townsend - tổng giám đốc điều hành CBRE Việt Nam
Ông Marc Townsend - tổng giám đốc điều hành CBRE Việt Nam

Công bố báo cáo tình hình thị trường bất động sản quý 3-2013 tại TP.HCM sáng 3-10, ông Marc Townsend - tổng giám đốc điều hành CBRE Việt Nam, nhận định.

Ông Marc Townsend cũng chia sẻ sự cải thiện trong môi trường hành chính và pháp lý, hệ thống cơ sở hạ tầng của TP.HCM và ghi nhận những bước tiến đáng kể, yếu tố liên quan trực tiếp đến giá cả và sự phát triển của bất động sản.
Những thành tựu nổi bật trong tháng 9-2013 bao gồm đường vành đai Tân Sơn Nhất - Bình Lợi (thông xe ngày 27-9), cầu Sài Gòn 2 kết nối Q.2 và Q.Bình Thạnh (hoàn thành ngày 12-9 và sẽ được thông xe vào đầu tháng 11). Sự hoàn thành hai công trình này sẽ làm giảm ách tắt giao thông và góp phần thúc đẩy các dự án bất động sản tập trung quanh đó. 
Theo CBRE Việt Nam, trong quý 3 có khoảng 1.700 căn hộ được chào bán, tăng 45,8% so với quý trước và tăng 11,6% so với cùng kỳ năm trước. Phần lớn nguồn cung mới này thuộc phân khúc bình dân, chiếm đến 72,4% tổng số căn chào bán. Số lượng các căn hộ chào bán gia tăng cho thấy niềm tin của chủ đầu tư đã phần nào trở lại. Trong số đó có những chủ đầu tư tên tuổi như Capitaland, Phú Mỹ Hưng và Nam Long.
Nhận định về một số dự án giảm giá gây tranh cãi trong thời gian qua, ông Marc Townsend, nói mức giá mới trong phân khúc cao cấp đang tiến gần hơn tới sự mong đợi của người mua, khoảng 1.300 - 1.600 USD/m2 cộng với các ưu đãi khác như việc kéo dài thời hạn thanh toán và linh hoạt hơn trong điều khoản thanh toán. Chẳng hạn khoản thanh toán cuối cùng (50% - 70%) có thể được trả vào một hoặc hai năm sau khi bàn giao.
Về phân khúc thị trường tiềm năng, ông Marc Townsend, nói các dự án cao cấp ở quận 2 và quận 7 sẽ thu hút hơn do giá đã "mềm" hơn trước, cơ sở hạ tầng đã được cải thiện đáng kể với cầu Sài Gòn 2 đã hoàn thành và thời gian đến khu trung tâm cũng rút ngắn. Giao dịch bán đã tăng lên, các dự án đã bàn giao thu hút nhiều người đặc biệt là người Việt giàu có và những người nước ngoài làm việc tại TP.HCM đến đây sinh sống. 
Cũng theo ông Marc Townsend, hai quận này luôn dẫn đầu danh sách khách tìm mua căn hộ và nằm trong nhóm năm quận được tìm thuê nhiều nhất.
Cú hích từ chính sách

Các chính sách luật đang được xem xét và cải thiện cũng như những bước tiến trong cơ sở hạ tầng giúp thúc đẩy thị trường bất động sản nói riêng và tình hình kinh tế nói chung khi thị trường bất động sản đang đà phục hồi trong quý 3-2013.

Những thảo luận xoay quanh việc cải thiện môi trường đầu tư nước ngoài tại Việt Nam bao gồm: tăng mức sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài trong các công ty niêm yết từ 49% lên 60%; nới lỏng các điều kiện đối với người nước ngoài mua nhà tại Việt Nam; một loại visa chung cho khách du lịch đi ba nước Việt Nam, Thái Lan và Campuchia. 

Bình luận về vấn đền này, bà Dương Thùy Dung, phó giám đốc bộ phận Nghiên cứu và Tư vấn của CBRE Việt Nam, nói việc mở rộng cửa hơn cho phép người nước ngoài mua nhà ở Việt Nam không thể đơn giản xem như "một biện pháp chữa cháy". Theo dự thảo hiện tại, người nước ngoài mua nhà ở Việt Nam vẫn chưa được bình đẳng như công dân Việt Nam và do đó vẫn chưa thực sự tác động đến nhu cầu mua nhà. 

Bà Dung kiến nghị cần có giải pháp dài hạn hơn để tạo nhiều cơ hội đầu tư đúng đắn dành cho đối tượng nước ngoài mà vẫn đảm bảo các nhu cầu về kinh tế - xã hội của người dân trong nước - một giải pháp tiềm năng là cho người nước ngoài một sự bình đẳng thật sự như với người Việt Nam khi mua nhà trên một mức giá nhất định trong khi hạn chế quyền sở hữu của họ đối với những phân khúc bình dân hơn. 
Theo H. Như
Tuổi Trẻ




 [/chitiet]

Quý 3/2013: Lượng căn hộ chào bán tại TP HCM tăng gần gấp đôi

[giaban][/giaban]
[motangan][/motangan]
[tomtat]

Theo CBRE, khoảng 1.700 căn hộ được chào bán trong quý này, tăng 45,8% so với quý trước và tăng 11,6% so với cùng kỳ năm trước.

    [/tomtat]
[chitiet]

Quý 3/2013: Lượng căn hộ chào bán tại TP HCM tăng gần gấp đôi

Trong báo cáo tình hình thị trường Bất động sản Thành phố Hồ Chí Minh trong quý 3/2013 được công bố ngày 3/10, Công ty CBRE Việt Nam cho biết sau một thời gian dài trầm lắng, thị trường căn hộ trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh đã chuyển biến tích cực trong quý 3/2013 khi chứng kiến sự gia tăng đáng kể số lượng căn hộ được chào bán ra thị trường.


Khoảng 1.700 căn hộ được chào bán trong quý khảo sát, tăng 45,8% so với quý trước và tăng 11,6% so với cùng kỳ năm trước. Phần lớn nguồn cung mới này thuộc phân khúc bình dân, chiếm đến 72,4% tổng số căn chào bán. Số lượng các căn hộ chào bán gia tăng cho thấy niềm tin của chủ đầu tư đã phần nào trở lại, trong số đó có những chủ đầu tư tên tuổi như Capitaland, Phú Mỹ Hưng và Nam Long. 

Cũng theo nghiên cứu của đơn vị tư vấn này, giá căn hộ cũng tiếp tục được điều chỉnh trên thị trường thứ cấp, mức giảm trung bình 2-5% so với cùng kỳ năm ngoái. Khoảng cách giữa phân khúc cao cấp và trung cấp cũng được thu hẹp đáng kể. Mức giá phân khúc cao cấp tiến gần hơn đến sự mong đợi của người mua, 1.300-1.600 USD/m2 kèm theo nhiều ưu đãi, hỗ trợ khác. Các giao dịch thành công cũng rơi vào phân khúc bình dân và cao cấp có thời gian thanh toán dài hơn.

Tuệ Minh
Theo Trí Thức Trẻ




 [/chitiet]

Bất động sản lọt vào “tầm ngắm” của giới nhà giàu?

[giaban][/giaban]
[motangan][/motangan]
[tomtat]

Các kênh đầu tư truyền thống như chứng khoán, vàng hay tiền gửi đang dần kém hấp dẫn, trong khi giá BĐS xuống thấp đang là "điểm ngắm" của những người có tiền.

    [/tomtat]
[chitiet]

Bất động sản lọt vào “tầm ngắm” của giới nhà giàu?

Gần đây giới đầu tư bất động sản, chuyên gia trong ngành đều cho rằng “bất động sản đang ở vùng đáy”. Mặc dù tuyên bố thoát khỏi bất động sản nhưng bầu Đức gần đây vẫn cho rằng đây là thời điểm “đáy” của bất động sản, và đó cũng là quan điểm của CEO CBRE Việt Nam, ông Marc Towsend, ông từng nói “đã có những dấu hiệu chạm đáy ở một số phân khúc và có sự chuyển hướng”,…Liệu rằng điều đó có đủ sức hấp dẫn giới nhà giàu đổ tiền vào bất động sản?

Lưỡng lự
Những người có tiền thường lưỡng lự với các kênh đầu tư khi tình hình kinh tế còn nhiều bất ổn. Với lãi suất cao trong 2 năm vừa qua thì kênh đầu tư an toàn nhất mà họ lựa chọn là gửi ngân hàng. Đó là câu chuyện của quá khứ, nhưng nay dòng tiền từ nhóm nhà giàu này lại phải đang được đặt lên bàn cân khi lãi suất gửi tiết kiệm không còn hấp dẫn.
Một nhà đầu tư tài chính chia sẻ: “Hiện nay nếu có tiền tỷ có thể đàm phán với ngân hàng được mức lãi suất khoảng 8-9% tùy vào lượng tiền nhiều hay ít, giá trị 10 tỉ thì đạt mức lãi suất khoảng 8,7%. Năm nay lạm phát được dự báo ở mức khoảng 7,8% thì lãi suất thực dương không đáng kể, do đó, lợi tức không còn hấp dẫn.”
Lãi suất tiền gửi thấp, khiến nhà đầu tư này đang suy nghĩ lựa chọn kênh đầu tư khác, và chắc chắn rằng đây cũng là luồng suy nghĩ của không ít người có tiền trong bối cảnh hiện nay. Điều này đang khiến giới nhà giàu trăn trở tìm kiếm kênh đầu tư khác khả quan hơn, tuy nhiên, với chứng khoán, vàng, ngoại tệ hay bất động sản như hiện nay thì để đưa ra quyết định cũng không phải là dễ dàng.
Vàng và tiền gửi kém hấp dẫn
Với ngoại tệ là USD lãi suất tiền gửi rất thấp 2%, trong khi đó nhà đầu tư ở thời điểm này trông chờ khả năng biến động tỷ giá, tuy nhiên, với sự kiểm soát chặt chẽ từ chính sách tiền tệ của NHNN, biên độ biến động USD sẽ rất hẹp.
Theo phân tích của giới đầu tư, những nhà đầu tư vàng trong những tháng đầu năm 2013 đều lỗ, ngoại trừ nhà đầu tư chuyên nghiệp biết bắt những con “sóng vàng” hợp lý. Theo biểu đồ giá vàng SJC, trong nửa đầu năm 2013, giá vàng trong nước giảm 22%, vàng thế giới giảm 24%. Cùng với đó là chính sách kiểm soát thị trường vàng rất chặt chẽ của NHNN, kênh đầu tư vàng gần như không còn hấp dẫn. Bản chất hiện nay chỉ là tài sản tích lũy, và đầu tư trung và dài hạn một cách  an toàn.
Thị trường chứng khoán năm 2013 được cho là có nhiều biến chuyển tốt, thị trường này trong 6 tháng đầu năm tăng 26% so với cùng kỳ năm ngoài. Tuy nhiên, với đặc thù thị trường có nhiều biến động, không ổn định, nên sẽ rủi ro đem là cho nhà đầu tư là rất cao.
Năm 2013 kênh chứng khoán vẫn “hái ra tiền” nếu đầu tư trúng và đúng. Các công ty có kết quả kinh doanh tốt, tiềm lực tài chính mạnh và vay ngân hàng ít thường được nhà đầu tư lựa chọn.
Bất động sản đang là “tầm ngắm”
Trong 2 năm qua, giá bất động sản liên tục giảm, nhà đất trong phố giảm khoảng 20-25%, căn hộ khoảng 30-40%, đất dự án có nơi giảm 50-60%. Nhiều chuyên gia nhận định “đây là vùng đáy”. Vì thế, những bất động sản có giá trị tốt, giá rẻ đang được giới nhà giàu “săn” mạnh, hoặc được giao dịch khá mạnh bởi nhóm người có nhu cầu mua ở thực.
Các dự án bất động sản đáp ứng được 2 tiêu chí là mua để cho thuê được và kỳ vọng ở khu vực có khả năng tăng giá khi kinh tế phục hồi đang là lựa chọn số một của giới đầu tư.
Ông Phan Xuân Cần, chủ tịch Sohovietnam phân tích: “Với những dự án căn hộ cao cấp, vị trí tốt đạt mức tỷ lệ lợi tức cho thuê khoảng 8% như Indochina Plaza, còn trung bình thị trường chỉ vào khoảng 5%. Để cho thuê được thì dự án đó phải ở vị trí tốt, và thường là quần thể có đầy đủ tiện ích dịch vụ và chất lượng căn hộ cao cấp. Với mức lợi tức này chỉ ngang bằng tiền gửi nhưng nhà đầu tư vẫn sẵn sàng khi có cơ hội mua được bất động sản đó với giá rẻ, bởi họ kỳ vọng vào giá trị BĐS sẽ tăng lên”.
Theo báo cáo của WB mới đây đưa ra, năm 2013 dự kiến lượng kiều hối chuyển về Việt Nam đạt khoảng 11 tỷ USD, cao khoảng 2 tỉ USD so với năm ngoái. Năm trước, tại Tp.HCM lượng kiều hối chảy vào BĐS chỉ vào khoảng 23% nhưng năm nay với giá bất động hạ xuống sâu, khả năng lượng tiền này đổ vào BĐS sẽ cao hơn.
Kiều Thuật
Theo Trí Thức Trẻ



 [/chitiet]

Random Posts

Social Share

Powered by Blogger.

Popular Posts

Labels

Find Us On Facebook

Popular Posts

Recent comments

Recent Comments