Type your search here:

Please Wait..

Newest Videos

Showing posts with label tin tuc. Show all posts
Showing posts with label tin tuc. Show all posts

Wednesday, October 2, 2013

Thẩm định giá tài sản thế chấp: Cần độc lập hơn

[giaban][/giaban]
[motangan][/motangan]
[tomtat]

Thiếu vắng vai trò của thẩm định giá (TĐG) độc lập trong các hoạt động tín dụng giữa doanh nghiệp và ngân hàng là một trong những nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ nợ xấu có tài sản đảm bảo là tài sản/bất động sản cao như hiện nay.

    [/tomtat]
[chitiet]


Đó là quan điểm của ông Ngô Văn Phương, Quản lý bộ phận Tư vấn và thẩm định giá của CBRE, thẩm định viên đầu tiên tại Việt Nam nhận bằng chứng nhận do Viện thẩm định giá Hoàng gia Anh cấp.
Ông có nhận xét gì về việc các tổ chức tín dụng, doanh nghiệp ít sử dụng dịch vụ thẩm định giá của một tổ chức trung gian uy tín. Đó có phải là một trong những nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ nợ xấu cao ở các khoản vay có tài sản đảm bảo là tài sản/bất động sản như hiện nay?
So với các nước khác, dịch vụ TĐG tại Việt Nam vẫn trong giai đoạn sơ khai, thể hiện qua các đặc điểm sau.
Thứ nhất, số lượng doanh nghiệp TĐG hay thẩm định viên chưa nhiều. Ngành TĐG còn đang loay hoay với việc áp dụng khái niệm giá trị thị trường và các nguyên tắc đi kèm để xác định giá trị thị trường công bằng và chính xác nhất.
Thứ hai, đại bộ phận người dân, khi mua bán tài sản, đất đai, thường tự đánh giá tài sản mà không cần ý kiên chuyên môn, hoặc nếu có thì chỉ là tham khảo nguồn thông tin“không chính thống”. Do đó, giá thường được định quá cao hoặc không phát hiện ra các yếu tố rủi ro trong mua bán tài sản. TĐG không chỉ thực tế là một môn khoa học mà còn là cả một nghệ thuật.
Thứ ba, việc định giá tài sản cho vay thế chấp từ trước tới nay là chuyện nội bộ của các ngân hàng. Tuy nhiên, TĐG nội bộ của ngân hàng chưa đáp ứng được yêu cầu của thị trường do những xung đột về lợi ích (ngân hàng và khách hàng), do hạn chế về kinh nghiệm, dẫn tới định giá quá cao hoặc quá thấp. Việc tồn tại bộ phận định giá của ngân hàng từ trước tới nay chủ yếu nhằm mục đích quản lý rủi ro các tài sản đảm bảo của ngân hàng. Ngân hàng vẫn “độc quyền” trong dịch vụ TĐG, chưa sẵn sàng chuyển việc này sang các công ty TĐG chuyên nghiệp.
Một trong những nguyên nhân quan trọng của nợ xấu có tài sản đảm bảo là bất động sản chiếm tỷ lệ cao, hay bong bóng bất động sản trên thế giới là do định giá sai. Định giá sai có thể do chất lượng và kinh nghiệm của thẩm định viên, nhưng chủ yếu lại là nguyên nhân khách quan đến từ những yếu tố bên ngoài tác động tới giá trị và việc định giá.
Nói như ông thì TĐG độc lập là cần thiết trong các hoạt động tín dụng có tài sản thế chấp?
Sử dụng TĐG độc lập là yêu cầu tất yếu của kinh tế thị trường, là thông lệ ở các thị trường phát triển. Nhưng đây là chiến lược lâu dài, không thể ngay lập tức thay thế công ty quản lý nợ và khai thác tài sản hay công ty định giá của ngân hàng. Hiện tại, theo đánh giá của chúng tôi, tuy chưa nhiều nhưng cũng ghi nhận một số ngân hàng thương mại cổ phần đã đánh giá đúng được tầm quan trọng của việc thuê định giá ngoài để hạn chế, phòng ngừa và giải quyết nợ xấu.
Vậy hiện tại, dịch vụ TĐG độc lập có thể đóng góp gì cho quá trình xử lý nợ xấu có tài sản đảm bảo là bất động sản, theo ông?
Chúng tôi cho rằng, vai trò của TĐG độc lập đối với việc xử lý nợ xấu còn tương đối mờ nhạt. Theo kinh nghiệm giải quyết nợ xấu tại một số nước, việc cần làm đầu tiên là đánh giá giá bán của nợ xấu tại thời điểm hiện tại. Giá trị sổ sách, ghi nhận từ trước là bao nhiêu không còn quan trọng nữa, bây giờ điều cốt yếu là thanh lý được bao nhiêu. Khi thị trường bất động sản đóng băng như hiện nay, giá trị của tài sản đảm bảo giảm xuống là đương nhiên, trước giảm 10% nay chỉ còn 50% thậm chí ít hơn. Nếu không có TĐG độc lập thì người có trách nhiệm rất khó để đưa ra quyết định và việc không dám quyết định dẫn đến xử lý nợ xấu kéo dài.
Nhiều doanh nghiệp có nhu cầu bán bất động sản nhưng thường đưa ra mức giá cao, khiến bên mua không chấp nhận được. Lời tư vấn của ông trong tình huống này là gì?
Vai trò của dịch vụ TĐG là đưa ra giá trị xác thực nhất của tài sản, là giá trị mà ở đó người mua và người bán dễ dàng gặp nhau nhất. Đây không nhất thiết là giá giao dịch cuối cùng của tài sản, nhưng sẽ là căn cứ căn bản để hai bên thương thảo với nhau. Việc thuê TĐG nhằm đảm bảo quyền lợi của các bên, đảm bảo tính khách quan. Những khó khăn thường gặp với thẩm định viên trong thời điểm này là làm sao để người bán nhận biết được giá trị thực của tài sản. Bất động sản tăng trưởng quá nhanh, quá nóng trong những năm gần đây đã làm các chủ đất/dự án ảo tưởng về giá trị của tài sản của mình.
Được biết, gần đây, có nhiều hơn nhà đầu tư nước ngoài sử dụng dịch vụ TĐG của CBRE. Điều đó có phải là dấu hiệu cho thấy, nhà đầu tư nước ngoài đang quan tâm nhiều hơn đến thị trường bất động sản Việt Nam?
Việc sử dụng dịch vụ TĐG của nhà đầu tư nước ngoài là việc rất bình thường. Họ sử dụng dịch vụ TĐG trong tất cả các giai đoạn phát triển của dự án. Từ khi nghiên cứu thị trường, huy động vốn, tới các thương vụ M&A. Hiện nay, CBRE ghi nhận một số lượng đáng kể các yêu cầu định giá cho mục đích M&A. Từ đầu năm tới giờ, theo thống kê của chúng tôi, trên 50% các yêu cầu định giá thuộc mục đích này.
Thu Hương thực hiện
ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN



 [/chitiet]

Hà Nội: Cấp "sổ đỏ" cho dân trước, phạt chủ đầu tư sau

Hà Nội: Cấp "sổ đỏ" cho dân trước, phạt chủ đầu tư sau

Thông tin trên được ông Nguyễn Hữu Nghĩa - Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội đưa ra tại buổi đàm trực tuyến với chủ đề “Gỡ vướng mắc, thúc đẩy tiến độ cấp sổ đỏ” do Cổng TTĐT Chính phủ tố chức mới đây.

Hà Nội hiện có 223 dự án tương ứng với 220.000 căn hộ gồm cả thấp và cao tầng
Theo ông Nghĩa, ngoài việc cấp sổ đỏ cho các căn hộ chung cư thông qua chủ đầu tư, sắp tới Hà Nội sẽ nhận hồ sơ trực tiếp của các cư dân trong dự án và cấp sổ đỏ trực tiếp cho người dân. Đối với dự án nhà ở chủ đầu tư sai phạm vẫn cấp giấy chứng nhận cho người dân và xem xét xử phạt chủ đầu tư sau.
Trên địa bàn Hà Nội hiện có 223 dự án phát triển nhà ở, trong đó đã và đang triển khai tầm 70%. 223 dự án tương ứng với khoảng 220.000 căn hộ gồm cả thấp và cao tầng.
Hiện UBND đã cấp giấy chứng nhận cho 30.000 căn hộ, còn lại 80.000 căn hộ chưa được thực hiện cấp giấy chứng nhận do sai phạm của các chủ đầu tư như: chủ đầu tư nợ nghĩa vụ tài chính; dự án xây dựng sai mật độ sai quy hoạch; chủ đầu tư chuyển nhượng dự án, đổi tên dự án...
Đại diện Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội khẳng định sẽ cố gắng tập trung nhân lực, vật lực, trang thiết bị để cấp nốt 80.000 căn hộ tồn đọng trong năm 2013.
Linh Vân
DIỄN ĐÀN DN

Con đường loạn giá của bất động sản

[giaban][/giaban]
[motangan][/motangan]
[tomtat]

Giá nhà đất ở Việt Nam được ghi nhận cao gấp 25 lần thu nhập của người dân, 5 lần so với khu vực, tăng 100 lần so với 20 năm trước.

    [/tomtat]
[chitiet]

Theo đánh giá của ông Đặng Đức Thành, Ủy viên BCH VCCI, thị trường bất động sản Việt Nam mới được hình thành rõ khoảng 10 năm trước, có thể nói đó vẫn là một thị trường còn non trẻ, và nhiều tiềm năng. Trải qua hơn 10 năm thị trường BĐS đã có nhiều sự biến động mạnh, khiến giá nhà đất được đẩy lên rất cao, vượt qua khả năng hấp thụ của đại bộ phận người dân. Tuy nhiên, một hai năm gần đây, “quả bóng” này bắt đầu xì hơi và dần trở về giá trị thực của nó.
Yếu tố đầu tiên khiến giá bất động sản tăng là lãi suất cho vay ở Việt Nam quá cao, và kéo dài nhiều năm (năm 2010 -2011 xoay quanh 18%, năm 2012 khoảng 15%, và 3 tháng 2013 khoảng 14%), trong khi trên thế giới và khu vực lãi suất chỉ khoảng 7%/năm. Đây là yếu tố đầu tiên làm tăng cao chi phí, và tác động mạnh nhất đến hoạt động kinh doanh của các công ty BĐS.
Thứ hai, hiện nay chủ đầu tư bất động sản phải đóng tiền sử dụng đất theo Nghị định 69/2009/NĐ-CP ngày 13/8/2009, là tính quyền sử dụng đất theo giá thị trường làm ảnh hưởng mạnh đến tăng giá cả nhà đất ở Việt Nam.
Thứ ba, mỗi dự án xin cấp phép cũng mất trung bình 3-5 năm, kéo dài quá lâu nên dẫn đến phát sinh rất nhiều chi phí hành chính, điều này cũng góp phần bổ sung vào chi phí đầu vào của dự án, làm đẩy giá nhà đất lên cao.
Thứ tư, là do tình trạng “xí phần” dự án, đầu tư tràn lan trong khi việc cấp phép dự án BĐS của chính quyền còn lỏng lẻo, làm cho sự phát triển không cân xứng,là một nguyên nhân quan trọng gây biến động mạnh giá cả bất động sản.
Yếu tố quan trọng cuối cùng mà ông Thành chỉ ra là hiện tượng biến động giá bất động sản theo chính sách tiền tệ -tín dụng, giá BĐS tăng giảm theo chính sách quản lý chặt chẽ hay nới lỏng.
Điều này lại càng làm giá BĐS biến động tăng mạnh khi Nhà nước quản lý các tập đoàn, tổng công ty chưa chặt chẽ, đã xảy ra tình trạng tập trung lượng tiền lớn hàng chục ngàn tỷ VNĐ đầu tư trái nghành nghề, phần lớn đầu tư vào lĩnh vực bất động sản đẩy giá lên cao.
Khánh An
VNMEDIA



 [/chitiet]


Mua nhà có thời hạn: Ở mấy chục năm rồi bị đuổi?

Mua nhà có thời hạn: Ở mấy chục năm rồi bị đuổi?

Thị trường BĐS gặp khó khăn, nhiều DN phải xoay xở với các loại hình sản phẩm nhà ở và cho ra những dạng căn hộ cho thuê dài hạn giá rẻ như là một cách giảm giá thu hút người mua nhà.

Căn hộ 50 năm
Mới đây, tai dự án Lê Thành Twin-Towers. Khách hàng có 2 phương án để lựa chọn: loại căn hộ cho thuê 15 năm với giá trọn gói 240 triệu đồng và loại căn hộ cho thuê 49 năm với giá 350 triệu đồng.
Khách hàng có 2 phương án để lựa chọn: loại căn hộ cho thuê 15 năm với giá trọn gói 240 triệu đồng và loại căn hộ cho thuê 49 năm với giá 350 triệu đồng. Một doanh nghiệp khác là C.T Group cũng đang rất hào hứng với hình thức bán nhà mới mẻ này. Doanh nghiệp này đang chào bán 318 căn hộ theo hình thức sở hữu (cho thuê ổn định) 6-12 năm. Giá thuê là 150- 408 triệu đồng cho căn hộ 30- 65m2 trong thời hạn 6 năm và 290 – 709 triệu đồng trong vòng 12 năm.
căn hộ cho thuê, nhà cho thuê, bất động sản, căn hộ, thị trường bất động sản, nhà đất
Không dừng lại ở đó, các dự án Beehome 2 và Beehome 3 cũng được C.T Group hướng đến loại hình căn hộ sở hữu có thời hạn này. Thậm chí, một dự án cao cấp tọa lạc tại khu vực trung tâm là là C.T Plaza Minh Châu, do C.T Group và Tổng Công ty văn hóa Sài Gòn đồng chủ đầu tư, cũng đang khai thác khách hàng mua căn hộ sở hữu có thời hạn.
Hiện Công ty KĐ Land cũng đang triển khai một dự án căn hộ sở hữu có thời hạn tại Q.Tân Bình để bán cho khách hàng. Công ty CP Bất động sản Kinh Đô cũng đang lập dự án thuê đất để xây dựng chung cư bán căn hộ sở hữu có thời hạn cho người tiêu dùng… Ngoài ra, trên thị trường, cũng còn khá nhiều chủ đầu tư đã và đang triển loại hình căn hộ cho thuê dài hạn.
Sở hữu chung cư có thời hạn
Ở nước ngoài hầu hết các chung cư đều có thời hạn sử dụng 50 năm. Sau khoảng thời gian đấy, các công trình phần nhiều xuống cấp, cũ nát, gây mất an toàn và làm xấu bộ mặt đô thị.
Cách đây 2 năm, ý tưởng sở hữu chung cư có thời hạn cũng đã được Bộ Xây dựng manh nha. Tại thời điểm đó, theo đại diện Bộ Xây dựng, nên đa dạng hình thức sở hữu. Nếu đa dạng hóa hình thức sở hữu chung cư thì người dân sẽ có nhiều lựa chọn hơn phù hợp với túi tiền và điều kiện hoàn cảnh của từng gia đình. Tùy theo điều kiện của từng người mà có thể lựa chọn hình thức sở hữu lâu dài hay có thời hạn. Phía doanh nghiệp cũng sẽ có 2 hình thức đầu tư chung cư theo sở hữu có thời hạn hay lâu dài tùy theo tính toán và điều kiện của từng doanh nghiệp.
Theo nhận định của các chuyên gia, loại hình căn hộ sở hữu có thời hạn này là một phân khúc khá tiềm năng khi nhu cầu thuê - mua nhà rất lớn. GS Đặng Hùng Võ cho biết, cái lợi có thể thấy trước tiên là giá nhà chung cư sẽ giảm mạnh hơn nữa. Đặc biệt là sẽ góp phần giúp thanh lọc thị trường, có lợi cho cả nhà đầu tư lẫn khách hàng có nhu cầu thật. Tình trạng “ôm” nhà để đầu cơ cũng sẽ giảm bớt bởi sự mạo hiểm sẽ cao hơn khi để càng lâu, giá trị căn hộ càng giảm.
căn hộ cho thuê, nhà cho thuê, bất động sản, căn hộ, thị trường bất động sản, nhà đất
Hiệp hội BĐS TP HCM cũng từng có kiến nghị bổ sung hình thức sở hữu nhà ở có thời hạn. Với tình hình thị trường hiện nay việc ban hành chế định sở hữu nhà ở có thời hạn sẽ giúp thị trường bất động sản có thêm sản phẩm mới với giá hợp lý phù hợp với túi tiền người có thu nhập thấp đô thị.
Thực tế, ở Việt Nam, với tập quán sở hữu lâu dài, nếu quy định thời hạn sử dụng chung cư chỉ 50 năm thì người có nhu cầu sẽ không còn nhiều, trừ khi giá bán phải rất rẻ, trong khi thực tế hiện nay điều đó khó xảy ra, vì các chủ đầu tư để xin được đất đầu tư một dự án nhà chung cư đang phải bỏ ra chi phí rất lớn, giá thành cao.
Theo ông Lê Ngọc Quỳnh, đại diện sàn BĐS ở Mỹ Đình, sở hữu nhà chung cư có thời hạn ở nước ta hoàn toàn mới mẻ, nên chắc chắn sẽ tác động khá lớn đến tâm lý của người mua nhà cũng như chủ đầu tư. Ông Quỳnh cho rằng, do chưa có quen với việc sở hữu nhà có thời hạn, nên sẽ hình thành rào cản tâm lý khi người dân quyết định mua bán, giao dịch căn hộ.
Đồng quan điểm, ông Nguyễn Viết Hải, Tổng giám đốc CTCP Đầu tư VIC cho rằng, nếu giá của chung cư có thời hạn chỉ bằng một nửa giá của chung cư sử dụng vĩnh viễn thì người dân mới lựa chọn do giá trị căn hộ càng giảm dần theo thời gian sở hữu. Theo ông Hải, cái chính là phải áp dụng công nghệ khoa học để giảm thiểu giá thành chung cư, giảm thiểu thời gian thủ tục hành chính… để có những chung cư chất lượng, giá thành hợp lý với người dân.
Dưới góc độ pháp luật, luật sư Trương Thanh Đức, chủ tịch công ty luật Basico cho rằng, rủi ro với khách hàng là khá lớn. Vì đây chỉ là nhà thuê, không có quyền sở hữu, nếu có tranh chấp thì phần thiệt sẽ nghiêng hẳn về phía người thuê. Trả tiền như mua, nhưng quyền thì chỉ được chiếm hữu và sử dụng, mất quyền quan trọng nhất là quyền định đoạt. Và ngay cả quyền sử dụng cũng chỉ được trong giới hạn của một hợp đồng thuê nhà.
Theo Luật Nhà ở quy định không cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở (sổ hồng) cho những dự án xây dựng trên đất thuê. Như vậy, những người mua nhà trong các dự án này cũng không được cấp “sổ hồng” bởi khi dự án đã hết thời gian thuê, chủ đầu tư phải trả lại đất thuê, chung cư cũng dỡ bỏ. Điều này đồng nghĩa với việc, dù mang tiếng sở hữu nhưng người dân khi cần không thể đem nhà thế chấp ngân hàng để vay tiền cũng như khó chuyển nhượng khi không còn nhu cầu ở.
Ông Đức đưa ra lời khuyên, người mua bắt buộc phải lựa chọn mua căn hộ loại này, thì cần yêu cầu bên bán lập thêm một số cam kết như lập Hợp đồng mua bán nhà ở, trong đó thoả thuận rõ trong thời gian chưa được cấp sổ hồng, thì tạm thời chấp nhận hình thức thuê nhà.
Hiện nay, trên thị trường đã có một số doanh nghiệp thử nghiệm hình thức mua bán này với nhiều ưu đãi đặc biệt, mặc dù vậy vẫn chưa thực sự thu hút được nhiều khách hàng. Hình thức này vẫn còn đang trong quá trình thử nghiệm, tính hiệu quả của nó còn phải chờ trong thời gian tới.
Thời hạn sở hữu nhà chung cư sẽ là 70 năm
Nội dung mới nhất trong dự thảo Luật Nhà ở sửa đổi (lần bốn) vừa được Bộ Xây dựng đưa ra lấy ý kiến đó là phương án thời hạn sở hữu chung cư 70 năm.
Theo phương án 2, đối với trường hợp nhà nước giao đất, cho thuê đất để xây dựng nhà chung cư để bán, cho thuê mua thì thời hạn sở hữu nhà chung cư là 70 năm. Đối với trường hợp được Nhà nước cho thuê đất thì thời hạn sở hữu nhà chung cư bằng thời hạn sử dụng đất thuê. Đối với trường hợp nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất hoặc có quyền sử dụng đất hợp pháp mà xây dựng nhà chung cư thì sở hữu nhà chung cư là không có thời hạn.
Thời hạn sở hữu nhà chung cư được ghi vào Giấy chứng nhận và khi hết thời hạn sở hữu thì các chủ sở hữu nhà ở chung cư không còn quyền sở hữu nhà chung cư đó và phải bàn giao lại quyền sử dụng đất xây dựng nhà chung cư cho Nhà nước để phá dỡ và xây dựng lại các công trình khác theo quy hoạch được duyệt tại thời điểm bàn giao lại quyền sử dụng đất cho Nhà nước.

D.Anh
VIETNAMNET

Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng: “Tiền chôn trong bất động sản vẫn rất lớn”

[giaban][/giaban]
[motangan][/motangan]
[tomtat]

Tốc độ giảm tồn kho bất động sản tuy vẫn chưa đạt như mong muốn song so với hồi đầu năm đã giảm được một tỷ lệ đáng kể.

    [/tomtat]
[chitiet]
Tại phiên họp thường kỳ của Chính phủ sáng 29/9, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng đã có báo cáo về tình hình đầu tư xây dựng, thị trường bất động sản tính đến hết tháng 9/2013.
Cụ thể, theo Bộ trưởng Dũng, tín hiệu tích cực là tỷ lệ tồn kho bất động sản toàn quốc tiếp tục giảm dù tốc độ giảm vẫn còn chậm. Tuy nhiên, nếu so với những tháng đầu năm thì tình hình thị trường đã khả quan hơn nhiều. Tính đến hết tháng 8/2013, tồn kho bất động sản đã giảm được khoảng hơn 17% so với tháng 3.
Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp phía Nam đang nỗ lực tập trung để giảm giá bán bất động sản, thông qua việc thay đổi cơ cấu, cấu trúc dự án, căn hộ, qua đó giảm được khá nhiều chi phí vật liệu, nhân công…
Người đứng đầu Bộ Xây dựng cũng khẳng định, với bất động sản, câu chuyện quan trọng nhất hiện nay là khắc phục lệch pha của cung cầu, bởi thị trường vẫn đang thừa sản phẩm cao cấp, nhưng lại thiếu căn hộ trung bình, giá vừa phải.
“Nếu gỡ được vấn đề này sẽ tăng tổng cầu cho nền kinh tế, công ăn việc làm cho người lao động sẽ được cải thiện”, Bộ trưởng nói.
Thông tin về số lượng tồn kho bất động sản, Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng cho biết, hiện tồn kho khoảng 106.000 tỷ đồng đối với các dự án đã hoàn thiện. Còn giá trị tồn kho tại các dự án dở dang, dự án đang giải phóng mặt bằng…thì vẫn lớn.
Theo Bộ trưởng “Tiền chôn trong bất động sản hiện nay vẫn rất lớn”.
Để tháo gỡ khó khăn trên, Bộ yêu cầu các địa phương phải tạo mọi điều kiện để các doanh nghiệp, chủ đầu tư dễ dàng chuyển đổi dự án, từ nhà thương mại sang nhà ở xã hội, giảm giá bán…góp phần đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp, xã hội.
“Nếu gói 30.000 tỷ được giải ngân nhanh chóng thì sẽ thêm ít nhất 30.000 tỷ nữa từ xã hội, từ người dân góp vào thị trường bất động sản, góp phần kích thị trường. Để kinh tế tăng trưởng trong năm 2014 thì phải tăng được tổng cầu. Muốn vậy phải tháo gỡ được khó khăn cho doanh nghiệp, phải giảm bớt các tiêu chí ảnh hưởng đến tiến độ giải ngân gói hỗ trợ”, Bộ trưởng Dũng nhìn nhận.
Trước đó, trong báo cáo gửi Chính phủ, Bộ Xây dựng cho biết, giá trị tồn kho bất động sản tính đến hết quý 1/2013 là 128.548 tỷ đồng, tập trung nhiều ở phân khúc căn hộ chung cư, đất nền, nhà thấp tầng.
Từ Nguyên



 [/chitiet]


Thị trường bất động sản: Chuẩn bị hồi phục!

Thị trường bất động sản: Chuẩn bị hồi phục!

Các đợt mở bán liên tiếp, giá bán giảm, kèm theo nhiều chính sách hấp dẫn của các doanh nghiệp (DN) địa ốc vừa qua đã thu hút được sự quan tâm của khách hàng.

Cuộc đua giảm giá, khuyến mãi
Nếu như trước đây khách hàng muốn sở hữu căn hộ Sunrise City (quận 7- TP.HCM) phải trả từ 4 - 5 tỷ đồng thì nay với khoảng 1,8 tỷ đồng, khách hàng có thể làm chủ một căn hộ.
Mới đây, Công ty CP đầu tư kinh doanh địa ốc Hưng Thịnh và Công ty CP đầu tư Chương Dương đã ký kết hợp đồng hợp tác đầu tư, đồng thời chính thức công bố mở bán căn hộ dự án Tân Hương Tower, với mức giá giảm bất ngờ cho 190 căn hộ từ 15,3 triệu đồng/m2 xuống 13,5 triệu/m2, tức giảm hơn 10% so với đợt mở bán trước đó vài tháng. Với mức giảm này, Tân Hương Tower được xem là dự án có mức giá tốt nhất ở khu vực quận Tân Phú. Ông Văn Minh Hoàng - Phó Tổng giám đốc Công ty Chương Dương - cho biết, việc điều chỉnh giá bán dự án là giải pháp tối ưu hiện nay, nhằm tạo thanh khoản, thu hồi vốn để tái đầu tư vào những dự án khác.
Bên cạnh đó, Tập đoàn Đất Xanh công bố bán dự án SunView Town (quận Thủ Đức, TP.HCM) vào ngày 6/10/2013 sắp tới, với giá bán khoảng 10,9 triệu đồng/m2, kèm khuyến mại miễn phí quản lý đến 10 năm cho khách hàng trị giá từ 9 - 30 triệu đồng. Hay dự án Hyco4 tại quận Bình Thạnh có vị trí tốt, do Công ty Thủy Lợi 4 làm chủ đầu tư sẽ mở bán đợt 2 vào ngày 28/9/2013, với giá 21 triệu/m2. Để hấp dẫn khách hàng, chủ đầu tư đã thực hiện chính sách cạnh tranh về lãi suất. Theo đó, khách hàng chỉ cần thanh toán 50% nhận nhà ở ngay, 50% còn lại thanh toán trong vòng 48 tháng với lãi suất cố định 6%/năm, hoặc thanh toán trong vòng 24 tháng với lãi suất 0%. Ngoài ra, khách hàng còn được tặng thêm gói nội thất trị giá 4,5%/ giá trị căn hộ.
 Đến nay, trên địa bàn TP.HCM có 32 khách hàng đã ký kết hợp đồng tín dụng vay gần 26,3 tỷ đồng trong gói tín dụng hỗ trợ mua nhà với lãi suất 6%/năm. Hiện ngân hàng đã giải ngân hơn 3,2 tỷ đồng. Ngoài ra đã có 3 chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội được ngân hàng thẩm định hồ sơ vay vốn, với tổng số vốn vay dự kiến là 762 tỷ đồng.

Thị trường bất động sản dần hồi phục
Theo bà Đỗ Thị Loan - Tổng thư ký Hiệp hội Bất động sản TP.HCM, các đợt giảm giá liên tiếp trên thị trường vừa qua chỉ là làn sóng khởi đầu cho cuộc đua tranh về giá. Bởi sau một thời gian dài thị trường trầm lắng, bằng mọi cách, các DN phải tìm đầu ra cho sản phẩm. Người mua nhà sẽ căn cứ giá của từng dự án để so sánh, khiến các DN phải nhìn nhau đưa ra giá bán hợp lý, cạnh tranh, tạo thanh khoản cho dự án.
Ông Phan Thành Huy - Tổng giám đốc Novaland - nhìn nhận, mỗi dự án bất động sản đều có đặc điểm riêng, khách hàng sẽ cân nhắc để lựa chọn sản phẩm phù hợp. Với sự cạnh tranh khốc liệt đòi hỏi DN phải áp dụng nhiều biện pháp nhằm hạ giá thành sản phẩm như chuyển sang quản lý tập trung, giảm chi phí quản lý, có nhiều hình thức khuyến mãi, kể cả chịu chi phí lãi vay cho khách hàng. Thêm vào đó, các nhà phát triển dự án phải có đủ uy tín, đánh giá từng dự án phù hợp với phân khúc khách hàng, có đội ngũ phát triển dự án chuyên nghiệp để kiểm soát được giá thành sản phẩm ở mức thấp nhất.
Các ngân hàng cũng cho rằng, lãi suất ngân hàng đã giảm nhiều, giá nhà giảm nhiều nên nhu cầu mua nhà để ở của người dân đã bắt đầu tăng lên.
Ngọc Thảo

Bộ Xây dựng “xin” không xây trụ sở mới

[giaban][/giaban]
[motangan][/motangan]
[tomtat]

Bộ Xây dựng sẽ không xây trụ sở mới mà sẽ cải tạo và tiếp tục sử dụng trụ sở hiện có nhằm tiết kiệm chi phí cho ngân sách.

    [/tomtat]
[chitiet]



Trụ sở hiện nay của Bộ Xây dựng tại 37 Lê Đại Hành, Hà Nội
Theo Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng, để cắt giảm chi tiêu, cân đối ngân sách trong năm 2014 và những năm tiếp theo, Chính phủ cần chỉ đạo các bộ, ngành rà soát lại việc đầu tư, cần tạm dừng lại các công trình chưa thực sự cần thiết, trog đó có việc xây dựng trụ sở chưa quá bức thiết, cấp bách.
Để “làm gương” trong việc này, Bộ Xây dựng kiến nghị với Chính phủ không triển khai xây trụ sở mới của Bộ. Thay vào đó sẽ cho tiến hành cải tạo, sửa chữa lại để tiếp tục sử dụng.
“Chúng tôi tính toán rồi, nếu xây mới cũng phải mất vài nghìn tỷ, trong khi trụ sở cũ chỉ cần bỏ ra khoảng 100 tỷ để cải tạo, sửa chữa lại thì vẫn dùng được trong một vài chục năm nữa”, Bộ trưởng Dũng khẳng định.
Trước đó, vào tháng 10/2011, trên cơ sở đề xuất của Bộ Xây dựng, Thủ tướng Chính phủ đã chấp thuận cho Bộ này được di dời và xây trụ sở mới của Bộ đến khu Tây Hồ Tây, với tổng diện tích dự kiến khoảng 2 - 3 ha.
Cùng với đó, để góp phần vào nguồn vốn xây dựng trụ sở mới, Bộ Xây dựng cũng đề xuất Chính phủ cho đấu giá quyền sử dụng khu đất và trụ sở làm việc hiện nay tại.
Đồng thời được chuyển đổi chức năng sử dụng đất ở 37 Lê Đại Hành, Hà Nội từ đất công sở thành đất xây dựng nhà ở thấp tầng, mật độ thấp.
Trụ sở làm việc của Bộ Xây dựng hiện nay nằm tại 37 Lê Đại Hành, Hà Nội, trên khu đất có diện tích 13.014m2, gồm ba khu nhà làm việc chính với tổng diện tích sử dụng 11.545 m2, diện tích sử dụng chính 6.952 m2 và một số công trình phụ trợ khác.
Từ Nguyên



 [/chitiet]


Sẽ bỏ dự định “cấm dùng nhà ở làm nhà nghỉ"

Sẽ bỏ dự định “cấm dùng nhà ở làm nhà nghỉ"

Tổ biên tập dự án Luật Nhà ở sửa đổi (Bộ Xây dựng) vừa có phản hồi về dự thảo quy định cấm dùng nhà ở cho một số mục đích khác, trong đó có kinh doanh nhà nghỉ.


Tình trạng các hộ gia đình sử dụng nhà ở để kinh doanh nhà nghỉ đang khá phổ biến tại nhiều địa phương
Trong thông cáo phát đi sáng 30/9, Tổ biên tập dự án Luật Nhà ở sửa đổi cho biết, dự kiến trong năm 2014 Chính phủ sẽ trình Quốc hội thông qua Luật Nhà ở sửa đổi để thay thế cho Luật Nhà ở năm 2005.
Căn cứ quy trình soạn thảo luật của Quốc hội và theo chức năng, nhiệm vụ được Chính phủ giao, Bộ Xây dựng đã thành lập Ban soạn thảo, Tổ biên tập dự thảo Luật Nhà ở sửa đổi và đã tổ chức tổng kết việc thi hành Luật Nhà ở năm 2005 để làm cơ sở cho việc nghiên cứu, xây dựng dự thảo Luật Nhà ở sửa đổi.
Trong quá trình tổ chức lấy ý kiến đóng góp, Tổ biên tập đã nhận được nhiều ý kiến tham gia, bên cạnh những ý kiến đồng tình với các nội dung cơ bản của dự thảo do Tổ biên tập đề xuất, cũng có nhiều ý kiến còn băn khoăn, chưa thống nhất với một số nội dung mới của dự thảo luật, nhất là quy định về việc cấm sử dụng nhà ở vào các mục đích khác không phải để ở như sử dụng làm nhà nghỉ, vũ trường, quán bar, quán karaoke…
Theo lý giải của Tổ biên tập, đề xuất quy định cấm sử dụng nhà ở vào một số mục đích khác không phải để ở như trên với mong muốn để bảo đảm nhà ở được sử dụng đúng mục đích, hạn chế các hoạt động kinh doanh gây ảnh hưởng không tốt đến cuộc sống và sinh hoạt thường ngày của người dân trong khu vực lân cận.
Tuy nhiên, qua nghiên cứu các ý kiến góp ý của nhân dân và của các cơ quan báo chí, Tổ biên tập nhận thấy, trong tình hình thực tế của nước ta hiện nay, việc cấm sử dụng nhà ở vào các mục đích như trên là chưa thực sự hợp lý. Vì vậy Tổ biên tập sẽ nghiên cứu và tiếp thu để chỉnh sửa dự thảo cho phù hợp.
Cơ quan này cũng nhấn mạnh, theo quy trình soạn thảo dự án luật của Quốc hội thì bản dự thảo Luật Nhà ở sửa đổi được gửi lấy ý kiến rộng rãi của nhân dân mới chỉ là đề xuất bước đầu của Tổ biên tập, chưa phải là ý kiến chính thức của Ban soạn thảo và của Bộ Xây dựng.
Sau khi tiếp thu ý kiến góp ý rộng rãi của nhân dân, Tổ biên tập sẽ chỉnh sửa dự thảo để tiếp tục lấy ý kiến góp ý của các bộ, ngành, các địa phương và sau đó sẽ báo cáo Ban soạn thảo cho ý kiến để Bộ Xây dựng trình Chính phủ xem xét.
Trước đó, VnEconomy đưa tin việc cấm sử dụng nhà ở làm nhà nghỉ nhiều khả năng sẽ được thực hiện khi quy định này được đưa vào trong dự thảo Luật Nhà ở sửa đổi.
Ngay sau đó, phản hồi của nhiều chuyên gia và dư luận, cho rằng, việc sử dụng nhà ở, đặc biệt là nhà ở riêng lẻ của hộ gia đình, cá nhân ở nước ta đều kết hợp giữa mục đích ở với các hoạt động kinh doanh nhỏ để phát triển kinh tế gia đình, nếu quy định như dự thảo thì sẽ thiếu khả thi và không hợp lý, gây khó khăn cho một bộ phận không nhỏ trong nhân dân.
Từ Nguyên

“Nên giới hạn số lượng nhà người nước ngoài được mua”

[giaban][/giaban]
[motangan][/motangan]
[tomtat]

Mới đây Bộ Xây dựng đã hoàn thiện dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị quyết số 19/2008/QH12 ngày 03/6/2008 của Quốc hội về thí điểm cho tổ chức, cá nhân nước ngoài mua và sở hữu nhà tại Việt Nam.

    [/tomtat]
[chitiet]

* 520 người nước ngoài được sở hữu nhà tại Việt Nam

Theo kế hoạch, Chính phủ sẽ trình Quốc hội xem xét thông qua Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị quyết số 19/2008/QH12 trong kỳ họp thứ sáu vào cuối năm 2013 và sẽ có hiệu lực thi hành ngay từ đầu năm 2014 cho đến khi Luật Nhà ở (sửa đổi) được thông qua và có hiệu lực thi hành vào ngày 1/7/2015
Quan điểm của Bộ Xây dựng là khá “thoáng”, thể hiện trong các quy định khá cởi mở trong dự thảo nghị quyết này.
Tuy nhiên, tại cuộc họp thẩm định văn bản này được Bộ Tư pháp tổ chức cuối tuần qua, với sự có mặt của đại diện Văn phòng Chính phủ và nhiều bộ ngành khác, quan điểm chung là vẫn thận trọng trong vấn đề này.
Theo dự thảo do Bộ Xây dựng soạn, ngoài 5 đối tượng được phép mua nhà được quy định tại Nghị quyết số 19/2008/QH12, trên thực tế vẫn còn nhiều đối tượng người nước ngoài khác cũng có nhu cầu sở hữu nhà ở tại Việt Nam như: người nước ngoài làm việc tại các chi nhánh, văn phòng đại diện nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam, người nước ngoài làm việc dưới 1 năm, người nước ngoài làm việc tại các doanh nghiệp nhưng không giữ chức danh quản lý hoặc người nước ngoài vào Việt Nam học tập, nghiên cứu hoặc giảng dạy cho các cơ sở giáo dục tư nhân...
Do đó, dự thảo nghị quyết thay thế nêu đối tượng được mua và sở hữu nhà ở tại Việt Nam mở rộng bao gồm cá nhân nước ngoài được phép nhập cảnh vào Việt Nam và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp nước ngoài không có chức năng kinh doanh bất động sản, quỹ đầu tư nước ngoài và chi nhánh ngân hàng nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam.
Tuy nhiên, tại cuộc họp nói trên, đại diện Bộ Tài chính, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đều cho rằng đối tượng được mua nhà theo Dự thảo Nghị quyết là quá rộng.
Nhiều ý kiến cho rằng, dự thảo Nghị quyết nên quy định thắt chặt hơn như người nước ngoài vào Việt Nam có thời hạn, chẳng hạn theo visa nhập cảnh vào Việt Nam phải từ 3 tháng trở lên mới có quyền mua nhà tại Việt Nam.
Về thời hạn được sở hữu nhà ở của tổ chức, cá nhân nước ngoài, dự thảo nghị quyết nêu tổ chức, cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà ở theo thời hạn thỏa thuận trong hợp đồng mua bán nhà ở nhưng tối đa không quá 70 năm kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và có thể được gia hạn thêm theo quy định của pháp luật Việt Nam tại thời điểm được gia hạn.
Tuy nhiên, đại diện Văn phòng Chính phủ và một số bộ ngành cho rằng nên quy định là 50 năm để đảm bảo sự đồng bộ của các dự án, phù hợp với Luật Đất đai, Luật Đầu tư và các văn bản pháp luật khác của Việt Nam.
Hơn nữa, theo đại diện Bộ Ngoại giao, dự thảo nghị quyết cần phải bám sát tinh thần Nghị quyết 103/NQ-CP mới ban hành theo đó “cho phép nhà đầu tư nước ngoài đầu tư dự án tại Việt Nam được mua chung cư, nhà ở tại Việt Nam phù hợp với thời hạn dự án tại Việt Nam”.
Một vấn đề khác là về số lượng nhà ở được sở hữu, dự thảo nghị quyết có nêu “người nước ngoài được sở hữu không hạn chế về số lượng nhà ở…”. Có ý kiến cho rằng nên cân nhắc lại điểm này vì đối tượng chủ yếu mua nhà trong thời gian qua là những người nước ngoài giàu có, nhằm tránh tình trạng một số cá nhân nước ngoài nhiều tiền lũng đoạn thị trường bất động sản, nên chăng quy định giới hạn về số lượng nhà được phép mua tại Việt Nam.
Theo kế hoạch, Chính phủ sẽ trình Quốc hội xem xét thông qua Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị quyết số 19/2008/QH12 trong kỳ họp thứ sáu vào cuối năm 2013 và sẽ có hiệu lực thi hành ngay từ đầu năm 2014 cho đến khi Luật Nhà ở (sửa đổi) được thông qua và có hiệu lực thi hành vào ngày 1/7/2015.
Anh Minh



 [/chitiet]


Đại gia địa ốc Việt đua nhau săn vốn ngoại

[giaban][/giaban]
[motangan][/motangan]
[tomtat]

Bất động sản trong nước khủng hoảng, nghẽn đầu ra và gặp khó khăn về tài chính khiến không ít đại gia địa ốc chuyển hướng sang các đối tác nước ngoài để săn vốn ngoại và tìm kiếm cơ hội đầu tư bên ngoài.

    [/tomtat]
[chitiet]

9 tháng qua, nhiều nhà thầu xây dựng, các đơn vị đầu tư phát triển dự án bất động sản phía Nam có xu hướng mở rộng kênh đầu tư, hợp tác, huy động vốn với các tổ chức quốc tế. Theo các chuyên gia, trong bối cảnh thị trường nội địa suy yếu và cạn kiệt về tài chính, săn vốn ngoại là một giải pháp có thể mở ra nhiều hy vọng.

Trong 8 tháng đầu năm 2013, Công ty cổ phần xây dựng và kinh doanh địa ốc Hòa Bình đã có nhiều thương vụ liên quan đến khối ngoại. Tháng 7, doanh nghiệp nhận thi công phần kết cấu và hoàn thiện dự án “SORA gardens I” tại Thành Phố Mới Bình Dương với giá trị hơn 400 tỷ đồng. Đây là gói thầu của chung cư cùng tên, thuộc khu đô thị Tokyu Binh Duong Garden City ( FDI của Nhật) - có tổng vốn đầu tư khoảng 1,2 tỷ USD.
Dự án Happy Land do Công ty Khang Thông làm chủ đầu tư đã hút hơn chục nhà đầu tư ngoại rót vốn đầu tư
Cuối quý II/2013, Hòa Bình ký hợp đồng quản lý xây dựng Khu phức hợp nhà ở - trung tâm thương mại - khách sạn cao cấp GEMS ở Yangon, Myanmar. Trong tháng 5, đơn vị này còn được đối tác ngoại là Tập đoàn Jesco Asia rót hàng chục tỷ đồng để phát triển lĩnh vực thiết kế, thi công cơ điện công trình, nhà xưởng và hạ tầng. Cuối tháng 3/2013, PT. Nikko Securities Indonesia đổ hơn 10 triệu USD mua cổ phiếu HBC với giá cao hơn thị trường. Các thương vụ này phần nào tiếp sức cho doanh nghiệp trong năm 2013 đầy khó khăn.
Không chỉ có Hòa Bình đang trông đợi nhiều vào khối ngoại, Công ty Khang Thông cũng tích cực săn vốn nước ngoài từ các tập đoàn quốc tế để đầu tư vào dự án Happy Land (Long An) và dự án lọc hóa dầu Nhơn Hội (Bình Định).
Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Khang Thông, Phan Thị Phương Thảo chia sẻ với VnExpress.net: "Doanh nghiệp chờ dòng vốn từ tỷ phú Ả Rập Thureign Augn và ngân hàng Hypo Commerce Bank. Dự kiến, nhà đầu tư nước ngoài này sẽ rót vốn vào Tập đoàn Khang Thông để đầu tư trực tiếp vào 2 dự án tại Long An và Bình Định".
Bà Thảo cho biết thêm, chỉ tính riêng dự án Happy Land giai đoạn 1 đang thi công tại Long An, Khang Thông đã tiếp nhận hơn chục đối tác nước ngoài. Dự kiến, năm 2014 khu vui chơi giải trí hơn 2 tỷ USD sẽ chạy thử nghiệm một số hạng mục. Nữ doanh nhân này thừa nhận, với tình hình kinh tế trong nước khó khăn, các dự án của bà chủ yếu trông cậy vào các đối tác nước ngoài vì có giai đoạn hợp đồng vay ngân hàng cũng bị cắt. Tuy nhiên, bà Thảo cũng thừa nhận suy thoái kinh tế toàn cầu cũng tác động rất lớn đến dòng tiền của nhà đầu tư quốc tế, do đó tiến độ dự án cũng bị chậm so với dự kiến.
Trong khi đó, một đại gia địa ốc khác, Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai (HAGL) chỉ tập trung săn cơ hội ngành bất động sản ở thị trường nước ngoài. Nếu như các doanh nghiệp địa ốc khác tìm vốn ngoại thì HAGL lại đi theo chiều ngược lại, đổ tiền ra nước ngoài để chờ thời điểm vàng hái cơ hội.
Chủ tịch Tập đoàn HAGL, Đoàn Nguyên Đức cho biết, trong lĩnh vực bất động sản, năm 2013 tập đoàn dốc toàn lực vào dự án khu phức hợp tại Myanmar, thị trường Việt Nam chỉ đóng vai trò hậu phương. Bầu Đức đã tăng vốn dự án này từ 300 triệu USD lên thành 440 triệu USD và đẩy nhanh tiến độ xây dựng với kỳ vọng hái tỷ USD khi bất động sản Myanmar nóng lên. "Thị trường trong nước bế tắc, thay vì cứ ngồi im chờ đợi thì đầu tư ra nước ngoài sẽ mở ra nhiều cơ hội hơn", ông Đức nói.
Đua theo các đại gia địa ốc tìm vốn và săn cơ hội tại thị trường nước ngoài, nhiều chủ đầu tư nhỏ lẻ cũng đặt kỳ vọng vào "bầu sữa ngoại". Chủ đầu tư một dự án chung cư bị đình trệ tại quận 8 tiết lộ đang đàm phán với một số nhà đầu tư châu Á về việc tiếp vốn để tái khởi động dự án. Trong đó đối tác Hàn Quốc bày tỏ sự quan tâm nhiều nhất.
Vị chủ đầu tư này giãi bày: "Thị trường trong nước đóng băng, chúng tôi phải tính đến phương án cầu cứu vốn ngoại. Tuy nhiên thời gian thương thảo hơi dài do phải định giá lại dự án".
Chủ tịch HĐQT Công ty Khải Hoàn Land, Nguyễn Khải Hoàn tiết lộ, trong quý II và III/2013, bộ phận M&A của doanh nghiệp cũng tư vấn thành công 2 giao dịch lớn có yếu tố nước ngoài tham gia, chủ yếu là liên kết, hợp tác đầu tư. "Săn vốn ngoại hay hợp tác với các doanh nghiệp nước ngoài, thậm chí tìm cơ hội ở thị trường mới trong thời điểm bất động sản khó khăn như hiện nay là xu thế tất yếu", ông Hoàn nhận xét.
Chuyên gia này phân tích, sự liên kết, hợp tác này có lợi đôi bên. Khối ngoại cần sự am hiểu địa phương, thủ tục pháp lý, quan hệ, quỹ đất... của doanh nghiệp Việt Nam. Ngược lại, doanh nghiệp trong nước tiếp cận được công nghệ, trình độ chuyên môn cao, sự chuyên nghiệp trong quản lý, và chủ yếu là nguồn tài chính ổn định. "Một thực tế phải chấp nhận là sau khi liên kết, thường là doanh nghiệp nước ngoài kiểm soát điều hành toàn bộ", ông nói.
Ông Hoàn cho rằng, khi niềm tin của thị trường xuống thấp thì sự tham gia của khối ngoại là một hỗ trợ đắc lực để cải thiện vị thế của các chủ đầu tư. Khảo sát thực tế cho thấy các dự án sau khi liên doanh thường có thanh khoản tốt hơn và doanh nghiệp cũng tiếp cận được nhiều cơ hội hơn.
Chủ tịch Công ty cổ phần xây dựng và kinh doanh địa ốc Hòa Bình, Lê Viết Hải nhận định, liên doanh, liên kết, hợp tác với khối ngoại không chỉ giúp doanh nghiệp nâng cao trình độ quản lý, ổn định nguồn tài chính, cải thiện thanh khoản mà còn giúp mở rộng thị trường. "Khi các kênh đầu tư trong nước bão hòa, đi tìm dòng vốn ngoại và cơ hội ở các thị trường mới là giải pháp khả thi nhất hiện nay", ông Hải nhấn mạnh.
Vũ Lê




 [/chitiet]

Căn hộ cao cấp: Gắng sức đón sóng mới

[giaban][/giaban]
[motangan][/motangan]
[tomtat]

Dù thi trường vẫn ở đáy trầm lắng, nhưng thay vì nằm im chờ đợi nhiều chủ đầu tư đã âm thầm chuẩn bị nguồn lực, thúc đẩy dự án để đón sóng phục hồi của thị trường trong thời gian tới.

    [/tomtat]
[chitiet]

Ra hàng đẹp mời khách

Sau thời kỳ im tiếng, trên thị trường đã có nhiều dự án chào hàng sản phẩm cao. Cuối tháng 9, Syrena Việt Nam đã cho ra mắt dự án đất nền Hùng Thắng ở TP Hạ Long - Quảng Ninh. Đây là sản phẩm biệt thự, nhà đất nền đô thị biển thuộc dạng nghỉ dưỡng cao cấp nằm trong một đô thị biển mới, trong đó một phần hoàn thành được đặt mua… nên chủ đầu tư rất kỳ vọng và đẩy mạnh dự án.
Ở Hà Nội, đầu tháng 9, Bitexco đã thu được phản hồi tích cực từ phía khách hàng khi có bước thăm dò cho dự án The Manor Central Park Hà Nội (Vành đai 3 – Hoàng Mai – Hà Nội). Theo đó, đa số các khu nhà phố, biệt thự và phần lớn căn hộ cao cấp nằm trong giai đoạn 1 của dự án lớn này đều được khách hàng phản hồi có nhu cầu và sẽ đặt mua gần hết.
Trong khi đó, Tân Hoàng Minh chủ đầu tư dự án D’.Le Pont D’or tại Hoàng Cầu – Hà Nội cho biết sẽ chính thức nhận khách hàng đăng ký mua căn hộ từ ngày 6/10. Dự án sẽ chính thức khởi công và khai trương nhà mẫu vào tháng 11. Dự án đã được kỹ lưỡng về tài chính, sản phẩm cùng với vị trí ở ven hồ Hoàng Cầu (Quận Đống Đa – Hà Nội) và mức giá dự kiến 30-35 triệu đồng/m2 đang gây được chú ý của khách hàng.
Nhìn nhận diễn biến này, các chuyên gia BĐS cho rằng, trong khi đa số các DN đang trông chờ vào sự “cứu giúp” của nhà nước để thoát khỏi đổ vỡ thì một số chủ đầu tư đang tìm cách tự cứu lấy mình.
Theo đại diện Bitexco, bán hàng trong thời buổi kinh tế khó khăn, nhất là trong lúc nhiều nhà đầu tư đã bị “bầm dập” bởi bất động sản, sẽ không dễ dàng chút nào. Muốn thuyết phuc khách, cần chuẩn bị rất kỹ lưỡng, nghiên cứu nhiều khía cạnh khác nhau để đưa ra một sản phẩm có thể đáp ứng được nhu cầu rất đa dạng của thị trường.
Còn đại diện Tân Hoàng Minh là chủ 4 dự án cao cấp đang được thực hiện cùng lúc tại Hà Nội cho rằng, mặc dù trước tình hình thị trường BĐS ảm đạm như hiện nay, các chủ đầu tư đang đối mặt với nhiều khó khăn, nhất là các chủ đầu tư lựa chọn đầu tư các dự án thuộc phân khúc cao cấp. Song để đảm bảo tiến độ và uy tín, các chủ đầu tư cũng đang tìm những cách để thích ứng với thị trường, sẽ tập trung vào từng dự án trong mỗi giai đoạn để có bước tiến trong khó khăn.
Đi nhanh để vượt khó
Dường như là một ngịch lý, trong bối cảnh thị trường bất động sản gần như đóng băng, ngay cả căn hộ giá rẻ cũng khó bán thì nhiều DN lại tìm mọi cách để đẩy mạnh tiến độ, tạp trung cho một số mũi nhọn để có sản phẩm đón sóng mới của thị trường.
Năm 2012, Tân Hoàng Minh đã từng gây sốc khi chào bán căn hộ D’.Palais de Louis thuộc dạng đắt nhất Hà Nội với cam kết sẽ hoàn thiện vào năm 2014. Trải qua những thời điểm khó khăn, lại cùng lúc triển khai dự án lớn… có những thời điểm tưởng như các dự án này phải đối mặt với số phận chung của nhiều dự án cao cấp khác
Thừa nhận mình không là ngoại lệ trong khó khăn chung của thị trường, ông Đỗ Quang Lâm – Phó Tổng Giám đốc Tân Hoàng Minh cho rằng, trong khó khăn, mỗi chủ đầu tư phải nhưng cách thực để vượt khó riêng.Chúng tôi vẫn nay vẫn tập trung đủ mọi nguồn lực để theo đuổi chiến lược đầu tư chuỗi bất động sản cao cấp tại Hà Nội.
Một dự án cao cấp khác là Mandarin Garden của Hòa Phát cũng đã xong phần thô và đang được chủ đầu tư đẩy nhanh tiến độ hoàn thiện. Theo hợp đồng, Dự án Mandarin Garden sẽ được bàn giao vào cuối năm 2013. Tuy nhiên, một đại diện chủ đầu tư mới đây cho biết, dự kiến tháng 9/2013, chủ dự án sẽ bắt đầu bàn giao căn hộ cho những khách hàng đầu tiên.
Theo nghiên cứu của Knight Frank, người mua nhà hiện nay chủ yếu là mua để ở và ngày càng cẩn trọng, có chọn lọc hơn. Ngược lại, các chủ đầu tư phải đối mặt với ngày càng nhiều thách thức nhằm cung cấp các sản phẩm và dịch vụ có chất lượng xuất sắc và tính cạnh tranh cao.
Thị trường khá ảm đạm trong vài quý vừa qua có thể là khoảng thời gian cần thiết để thị trường tự điều chỉnh và loại dần những đơn vị tham gia thiếu kinh nghiệp, tăng tính minh bạch và hướng tới nhu cầu thực. Trong bối cảnh đó, chỉ những chủ đầu tư chuyên nghiệp mới có thể triển khai cùng lúc nhiều dự án mà vẫn đảm bảo tiến độ. Bởi hầu hết chủ đầu tư BĐS Việt Nam vốn liếng có hạn, thường chiếm chỉ 25-30% tổng vốn đầu tư dự án, còn lại phải vay ngân hàng và huy động từ người mua.
Ông Lương Trí Thìn, Chủ tịch Tập đoàn Đất Xanh cho rằng, dù thị trường sụt giảm nhưng lượng khách hàng thật sự có nhu cầu mua căn hộ ở thật vẫn luôn rất cao. Phân khúc cao cấp hiện nay đang khá khó khăn, nhưng vẫn có nhu cầu thực của nó, đặc biệt là đối với những dự án có vị trí đẹp thật sự và chất lượng xứng tầm.
Ông Nguyễn Duy Minh, Tổng giám đốc Công ty Bất động sản Hưng Thịnh cũng nhấn mạnh, các chủ đầu tư muốn bán được hàng trong thời gian tới sẽ phải chứng minh được với người tiêu dùng về khả năng triển khai dự án. Nếu không, dù dự án có giả rẻ vẫn khó bán được hàng.
Duy Anh




 [/chitiet]

Chung cư thương mại sẽ không giới hạn diện tích

[giaban][/giaban]
[motangan][/motangan]
[tomtat]

Bộ Xây dựng vừa công bố dự thảo Luật Nhà ở với nhiều nội dung sửa đổi, cho phép chủ đầu tư tự ý quyết định diện tích căn hộ.

    [/tomtat]
[chitiet]


Chung cư sẽ không còn bị giới hạn về diện tích căn hộ không thấp hơn 45m2 như hiện nay.
Cụ thể, Điều 30 dự thảo Luật Nhà ở sửa đổi (Điều 40 Luật hiện hành) quy định tiêu chuẩn diện tích nhà ở thương mại: “Chủ đầu tư được quyết định lựa chọn việc xây dựng nhà ở thương mại có các loại diện tích khác nhau bảo đảm phù hợp với quy hoạch chi tiết xây dựng, chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở của địa phương đã được phê duyệt và theo tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng”.
Trong khi đó, Tại điều 40 Luật Nhà ở hiện hành quy định tiêu chuẩn để thiết kế nhà ở thương mại như sau: Nhà chung cư phải thiết kế căn hộ khép kín, có diện tích sàn xây dựng mỗi căn hộ không thấp hơn 45m2; Nhà ở riêng lẻ xây dựng liền kề trong các dự án phải bảo đảm diện tích xây dựng không thấp hơn 50m2 và có chiều ngang mặt tiền không nhỏ hơn 5m; Nhà biệt thự không được xây dựng quá ba tầng và diện tích xây dựng không vượt quá 50% diện tích khuôn viên đất.
Như vậy, nếu Dự thảo Luật Nhà ở sửa đổi được thông qua, chủ đầu tư có thể tự ý lựa chọn diện tích các căn hộ theo nhu cầu của thị trường.
Dự thảo Luật Nhà ở sửa đổi cũng quy định, đối với nhà chung cư thì phải thiết kế, xây dựng theo kiểu căn hộ khép kín theo quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng và tiêu chuẩn diện tích do Nhà nước quy định; Đối với nhà ở riêng lẻ thì phải xây dựng theo quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng, theo thiết kế được phê duyệt và tiêu chuẩn diện tích quy định tại Luật này;
Trường hợp chủ đầu tư xây dựng nhà ở không đúng tiêu chuẩn diện tích, kiến trúc quy định thì không được Nhà nước công nhận quyền sở hữu đối với nhà ở đó; Chính phủ quy định cụ thể tiêu chuẩn diện tích nhà ở thương mại quy định tại Điều này cho phù hợp với từng giai đoạn và từng khu vực khác nhau.
Về phía cơ quan chức năng, khi lập, phê duyệt quy hoạch đô thị, quy hoạch điểm dân cư nông thôn, quy hoạch xây dựng khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao (sau đây gọi chung là khu công nghiệp tập trung) và quy hoạch hệ thống trường đại học, cao đẳng, trung cấp trên địa bàn, Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền phải đồng thời lập và phê duyệt quy hoạch quỹ đất dành cho phát triển nhà ở.
Hà Quang
ĐẦU TƯ 



 [/chitiet]

Bán nhà thuộc sở hữu nhà nước từ ngày 5/11

[giaban][/giaban]
[motangan][/motangan]
[tomtat]

Thông tin trên được đưa ra tại Nghị định số 34/2013/NĐ-CP về quản lý sử dụng nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước do Bộ Xây dựng chính thức ban hành. Theo đó, từ ngày 5/11 tới, người dân sẽ được giải quyết đơn mua nhà thuộc sở hữu Nhà nước đã nộp trước ngày 6/6/2013.

    [/tomtat]
[chitiet]
Nhà được bán phải thỏa mãn điều kiện không có tranh chấp, khiếu kiện và người đang thuê phải có hợp đồng thuê nhà ở còn hiệu lực
Theo quy định mới, nhà được bán phải thỏa mãn điều kiện không có tranh chấp, khiếu kiện và người đang thuê phải có hợp đồng thuê nhà ở còn hiệu lực, nộp tiền thuê nhà và các chi phí quản lý vận hành nhà ở đầy đủ và có nhu cầu mua nhà ở (có đơn đề nghị mua nhà ở theo mẫu quy định).
Nghị định cũng quy định về việc giải quyết phần diện tích nhà ở, đất ở sử dụng chung và diện tích đất liền kề với nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước (phần cơi nơi của các hộ dân). Theo đó, phần diện tích nhà ở, đất ở sử dụng chung muốn được công nhận phải đủ một số điều kiện như: Người đề nghị công nhận phần diện tích sử dụng chung phải là người đang sở hữu toàn bộ diện tích nhà ở mà Nhà nước đã bán; và diện tích nhà ở, đất ở sử dụng chung này phải không có tranh chấp, khiếu kiện…
Nghị định cũng nêu rõ, đầu mối quản lý việc bán nhà thuộc sở hữu Nhà nước sẽ chuyển từ Công ty Quản lý và phát triển nhà Hà Nội về Sở Xây dựng và Sở Xây dựng trực tiếp tổ chức thực hiện việc bán nhà ở.
Trúc Linh
DIỄN ĐÀN DN




 [/chitiet]

Những thông tin chưa từng tiết lộ về vụ lùm xùm ở Cengroup

[giaban][/giaban]
[motangan][/motangan]
[tomtat]

Vụ việc tại dự án Binh đoàn 12 đã trở nên “nóng” khi một loạt thông tin bí ẩn được tiết lộ, và đã có sự vào cuộc của Công an Tp. Hà Nội.

    [/tomtat]
[chitiet]
Những thông tin chưa từng tiết lộ về vụ lùm xùm ở Cengroup

Liên quan đến sự việc khách hàng đã kéo đến căng băng rôn, biểu ngữ “tố” Công ty CP Tập đoàn Thế Kỷ (CENGROUP) tại trụ sở công ty này ở 137 Nguyễn Ngọc Vũ, HN có dấu hiệu chiếm dụng vốn, lừa đảo khách hàng dự án Binh đoàn 12 tại Đại Mỗ, Từ Liêm, HN.

Như chúng tôi đã phản ánh thông tin liên quan đến vụ việc này do Công ty TNHH quản lý bất động sản Thế kỷ thực hiện ký kết hợp đồng, chứ không phải CENGROUP, sáng 1/10/2013 cả 2 đơn vị là Cengroup và Công ty TNHH quản lý BĐS Thế kỷ (công ty thứ cấp dự án Binh đoàn 12) đã có buổi gặp gỡ báo chí để làm rõ sự việc này.
Cengroup không liên quan
Tại buổi làm việc, ông Phạm Thanh Hưng, Phó chủ tịch HĐQT của Cengroup khẳng định công ty này không liên quan gì đến sự việc trên, Công ty TNHH quản lý BĐS Thế kỷ cũng không phải là thành viên của Cengroup. Sự việc khách hàng kéo đến Cengroup là sự hiểu lầm, bởi 2 công ty đều có tên gần như tương tự nhau là “bất động sản Thế kỷ", nhưng là hai pháp nhân hoàn toàn khác nhau.
Ông Hưng cũng khẳng định, Cengroup không nắm giữ cổ phần, hay vốn góp gì tại Công ty TNHH quản lý BĐS Thế kỷ. Trước đây, do Công ty TNHH BĐS Thế kỷ đã thuê văn phòng tại công ty để làm việc, nhưng nay đã chuyển đến địa chỉ khác.
Liên quan đến bà Trần Thị Thanh Bình là Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty TNHH quản lý BĐS Thế kỷ, trước đây là Phó TGĐ của Cengroup, ông Hưng khẳng định là đúng nhưng đã xin thôi việc từ khá lâu.
Cũng liên quan đến vụ việc này, ngày 28/9/2013, Cengroup đã có văn bản gửi Công ty TNHH quản lý BĐS Thế kỷ phải giải thích rõ ràng cho báo chí, khách hàng rõ sự việc để tránh gây hiểm lầm làm ảnh hưởng đến uy tín, hình ảnh của công ty.
Ngay sau sự việc xảy ra, sáng 1/10/2013, đại diện Công ty TNHH quản lý BĐS Thế kỷ (Thế Kỷ) là bà Nguyễn Thanh Bình, Phó Giám đốc Công ty đã có cuộc gặp và trả lời với báo chí xung quanh vấn đề này. Theo bà Bình, cách đây 3 năm Công ty TNHH quản lý BĐS Thế kỷ là đơn vị thứ cấp đã ký kết Hợp đồng vay vốn với đối tác (chủ đầu tư dự án Binh đoàn 12) là Công ty CP kiến trúc đô thị Nam Thăng Long (Nam Thăng Long) để tiến hành huy động vốn cho dự án.
Cũng giống như các khách hàng hiện nay, Công ty TNHH BĐS Thế kỷ cũng là một “nạn nhân” trong vụ việc này. Thế Kỷ hiện nay cũng đang rất nổ lực, bỏ tiền túi ra để khắc phục hậu quả, giải quyết trả dần lại tiền cho các khách hàng. Đến nay Công ty đã trả được gần 20 tỷ đồng cho khách hàng trên tổng số 31 tỷ đã huy động.
Tiền nằm ở đâu?
Khách hàng Binh đoàn 12 hiện đang rất bức xúc về những khoản tiền của họ đã góp vốn để thực hiện dự án nhưng đến nay không biết ở đâu? Về việc này, sáng 1/10/2013 đại diện của Công ty TNHH quản lý BĐS Thế kỷ đã làm rõ.
Những thông tin chưa từng tiết lộ về vụ lùm xùm ở Cengroup (1)
Bà Nguyễn Thanh Bình và đại diện pháp lý làm việc với báo chí sáng 1/10
Theo bà Bình thì vụ  việc này Công ty đã tố giác chủ dự án tới Công an Hà Nội cách đây gần một năm. Đến nay, Công an Hà Nội đã có văn bản trả lời về vụ việc này với công ty, và đây là vụ việc chỉ liên quan đến quan hệ dân sự.
Theo Công văn số 1619, ngày 9/9/2013 mà Cơ quan CSĐT Công an Hà Nội gửi Công ty TNHH quản lý BĐS Thế kỷ, Ông Mai Anh Tám, Chủ tịch HĐQT của Nam Long thừa nhận nợ Thế Kỷ hơn 38,8 tỷ đồng, đã trả hơn 1,2 tỉ, còn lại hơn 36,9 tỉ đồng. Tháng 1/2013 Thế kỷ đã cho gia hạn hợp đồng và tiếp tục hợp tác đầu tư. Nếu Thế kỷ tiếp tục đòi lại tiền thì Nam Thăng Long sẽ trả theo lộ trình bởi số tiền đã được đầu tư vào dự án.
Về việc này, Công an Hà Nội kết luận, việc ký kết hợp đồng vay vốn giữa 2 công ty là quan hệ dân sự. Số tiền bà Bình chuyển cho ông Đỗ Như Quan hơn 6,4 tỉ, ông Quang đã trả cho bà Bình. Số tiền bà Bình chuyển cho ông Lê Anh Tùng (thành viên góp vốn) 7 tỉ, hiện ông Tùng chưa trả nhưng cam kết trả nợ và không bỏ trốn.
Chúng tôi sẽ tiếp tục phản ánh khi có thông tin mới nhất về vụ việc.
Kiều Thuật
Theo Trí Thức Trẻ




 [/chitiet]

Random Posts

Social Share

Powered by Blogger.

Popular Posts

Labels

Find Us On Facebook

Popular Posts

Recent comments

Recent Comments